Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng độ tuổi

24/02/2020 | 440 |
0 Đánh giá

  Theo thống kê của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã tiến hành phân tích lượng hấp thụ calo lý tưởng ở bệnh nhân tiểu đường dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu của J-EDIT. Kết quả cho thấy rằng nguy cơ tử vong tăng ngay cả khi hấp thụ quá nhiều hoặc quá ít calo. So với việc lấy mục tiêu là cân nặng tiêu chuẩn, việc cân nhắc đến cả yếu tố tuổi tác, từ đó đưa ra chế độ ăn uống lý tưởng sẽ đặt ra lượng calo hấp thụ không quá ít hay quá nhiều.

  Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Vậy chúng ta cần nạp bao nhiêu calo mỗi ngày để cân bằng ổn định đường huyết? Cùng với Vinacao tìm hiểu thêm các bạn nhé !

  Tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn lượng calo hàng ngày được tính toán dựa trên trọng lượng tiêu chuẩn (BMI = 22) và mức độ thực hiện hoạt động thể chất. Ngoài ra, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, khối lượng cơ bị giảm kèm với suy giảm chức năng của khối lượng cơ ngày càng tăng lên. Cùng với đó, tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không phải chỉ là đặt ra những giới hạn trong ăn uống, mà còn cần ăn uống đủ chất để chống thiểu cơ ở người cao tuổi.

  Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng dễ bị suy giảm chức năng của cơ thể như suy giảm các hoạt động hàng ngày (ADL), dễ bị ngã, mất trí nhớ và trầm cảm. Do đó, nghiên cứu J-EDIT do các chuyên gia nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để tìm ra các chiến lược để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường và rối loạn chức năng ở người cao tuổi.

1. Bệnh nhân tiểu đường cần nạp đủ calo, tuyết đối không thừa hoặc thiếu

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến việc nạp calo vào cơ thể

  Lượng calo hấp thụ chịu ảnh hưởng bởi thể trạng của từng người, nên các chuyên gia dinh dưỡng đã chia lượng thành 4 nhóm từ bé đến lớn và tính toán nguy cơ tử vong của mỗi nhóm. 

  Kết quả cho thấy, mối quan hệ giữa lượng calo và nguy cơ tử vong có dạng hình chữ U. Khi hấp thụ quá nhiều hay quá ít calo, nguy cơ tử vong đều tăng cao. Cụ thể, ở những người mắc bệnh béo phì, nếu không hấp thụ đủ lượng calo, nguy cơ tử vong cũng sẽ tăng cao. 

  Từ đó, có thể thấy việc tính toán mức calo dựa trên trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn tương ứng với chỉ số khối cơ thể (BMI) là 22, có thể khiến người cao tuổi bị thiếu hụt năng lượng. Vì vậy, nên đưa ra mức cân nặng tiêu chuẩn sau khi đã xem xét yếu tố tuổi tác của bệnh nhân và mức calo hấp thụ cần được thiết lập sao cho vừa đủ mà không bị thừa hoặc thiếu.

2. Thiếu calo có khả năng cao bị suy nhược cơ thể

Nạp quá ít calo cũng khiến cơ thể bị suy nhược

Theo Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2019, cân nặng lý tưởng cho một người 75 tuổi trở lên là: [Chiều cao (m)] ² × 22-25  và được đánh giá dựa trên cân nặng hiện tại và xem xét các yếu tố khác như thiểu cơ, mức độ suy giảm ADL (cơ bản), biến chứng, cấu tạo cơ thể, sự giảm xuống của chiều cao, tình trạng ăn uống và tình trạng trao đổi chất của cơ thể. 

  Điều quan trọng không chỉ là đặt ra những hạn chế trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường, cần đưa ra mức năng lượng hấp thụ không quá ít hay quá nhiều. Bởi vì ở người cao tuổi, thiếu năng lượng dễ dẫn đến thiểu cơ và thiếu dưỡng chất, từ đó có thể gây tử vong.

3. Nạp đủ calo cho người bệnh tiểu đường

  Để xây dựng khoa học thực đơn dành cho người tiểu đường thì người bệnh cần phải tham khảo lời tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, và tuân thủ những nguyên tắc ăn uống cơ bản để không ảnh hưởng tới sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.

 Ngoài ra, Người tiểu đường cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

  • Tính toán lượng calo cung cấp cho cơ thể

  Nạp calo dành cho người tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn và làm chậm biến chứng ở những người bị bệnh tiểu đường.

–  Chất béo cung cấp 20 – 30 % năng lượng

– Chất đạm cung cấp 12 – 20 % năng lượng

–  Chất đường bột cung cấp 45 -60% năng lượng

Nạp đầy đủ calo mỗi ngày để cân bằng đường huyết

  3.1. Bữa sáng

  Tuyệt đối không bỏ bữa sáng, vì bữa sáng đối với người tiểu đường rất quan trọng, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong ngày. Thực đơn dành cho người tiểu đường trong bữa sáng cần phải cân bằng dinh dưỡng: ½ khẩu phần tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein.

  3.2. Bữa trưa

  Bữa trưa trong thực đơn dành cho người tiểu đường nên gồm ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein. Các loại rau xanh khuyến khích nên bổ sung như xà lách, cà chua, đậu đen, ngô, ớt đỏ.

  Bổ sung protein thì nên ăn thịt nạc thăn hoặc thịt gà nhưng phải bỏ da. Có thể lựa chọn ăn cơm, ngũ cốc, bánh mì kèm salad rau. Thay đổi bữa với thịt gà, trứng luộc, cá…

  3.3. Bữa tối

  Thực đơn bữa tối dành cho người tiểu đường cũng tương tự khẩu phần bữa trưa: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ khẩu phần tinh bột và ¼ protein.

  Nguồn protein nên dùng vào buổi tối có thể lựa chọn như cá hồi, cá trích, cá ngừ, đậu phụ…

  3.4. Bữa ăn nhẹ

  Ngoài những bữa ăn chính thì người tiểu đường phải thêm 2-3 các bữa ăn nhẹ. Chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu của người bệnh trong một ngày. Người tiểu đường nên hạn chế các đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất carbohydrate. Có thể lựa chọn trái cây cho bữa ăn nhẹ hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, bơ hạnh nhân, óc chó không đường, hạt bí ngô. Không nên ăn các thực phẩm đóng gói, chứa nhiều chất béo và gelatin.


Tin tức liên quan

Bình luận