Những thực phẩm gây tiểu đường thai kỳ và thực phẩm lành mạnh giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

04/03/2020 | 567 |
0 Đánh giá

  Trong những năm gần đây, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trở nên kĩ càng hơn và có không ít phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi bị bệnh tiểu đường thai kỳ, rất khó để ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh không chỉ đối với mẹ mà còn đối với thai nhi.

1. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

   Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau :

   1.1. Đối với mẹ :

  • Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
  •  Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  •  Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
  •  Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

   1.2. Đối với thai nhi :

  • Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Sang chấn khi sinh, do thai to.
  • Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
  •  Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai cao.

2. Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ

  2.1. Thực phẩm chứa đường hoặc fructose

Thực phẩm chứa đường sẽ dễ gây tiểu đường

    - Trái cây, bánh kem, cookie, socola, kem, đồ uống giải khát, bánh kẹo. . .

    Người ta thường cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường, các loại bánh kem của phương Tây được làm từ các nguyên liệu như bột mì và kem tươi, về cơ bản hàm lượng calo và tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng bánh kẹo Hoa Kỳ vẫn tốt hơn? Nhưng thực tế có rất nhiều đường được sử dụng trong bột đậu đỏ làm bánh ở Nhật, chẳng hạn như vỏ của bánh bao chứa lượng đường cao hơn so với bánh kem.

    Ngoài ra, trong hoa quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy thai phụ nên chọn ăn, tuy nhiên chỉ ăn với liều lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều.

  2.2. Đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh

    - Snack, mì hộp, pizza, gà rán, xúc xích, khoai chiên. . .

     Về cơ bản đồ ăn vặt có lượng chất béo và hàm lượng calo cao nên phụ nữ mang thai nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Vì các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh có thể ăn nhanh, gọn nhẹ, nên sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau bữa ăn. Phụ nữ đang mang thai nên cố gắng không ăn đồ ăn vặt.

  2.3. Tinh bột

Tinh bột là nguyên nhân khiến thai nhi tăng cân nhanh chóng

    - Mỳ, gạo, bánh mì . . .

    Bằng việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột ở trên, đường chứa trong tinh bột là nguyên nhân khiến thai phụ tăng cân nhanh chóng và dẫn đến béo phì. Tinh bột được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong vòng 2 giờ và được hấp thụ trong máu. Do nồng độ glucose này tạm thời đang cao, nên dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu này là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị tiểu đường thai kỳ.

    Với cơ chế như vậy, cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ là chú ý về lượng tinh bột ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên vì sợ bị bệnh mà không hấp thụ tinh bột, nên hấp thụ một lượng thích hợp.

3. Thực phẩm giúp phòng chống tiểu đường thai kỳ

   Trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, điều cần chú ý là việc lượng đường trong máu tăng. Hãy cẩn thận chú ý về các loại thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ như đã nêu trên

    Phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn giảm lượng đường đưa vào cơ thể, cung cấp đủ năng lượng. Cụ thể như sau : 

  • Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ. Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn
  • Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.
  •  Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt. Khi ăn nên nhai chậm khoảng 30 lần giúp kích thích cảm giác no bụng và hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều

4. Tích cự tập luyện đi kèm với ăn uống

   4.1. Tập luyện khoa học

Vận động thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa 

     Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Chúng ta cần thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết.Những mẹ bầu không có chống chỉ định việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động Những hoạt động thể dục mẹ bầu có thể tham gia như :

  •  Đi bộ : Rất tốt cho bà bầu mỗi ngày có thể duy trì đi bộ khoảng 40 phút. Đi bộ thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ đái tháo đường. Đi vừa phải không nên đi cố khi cảm thấy mệt.
  •  Bơi lội: Là môn thể thao tổng hợp, giúp bà bầu vận động toàn bộ cơ thể.
  • Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

   4.2. Kiểm tra cân nặng

      Hãy tập thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày để xem liệu cân nặng có tăng nhanh hay không. Ngoài ra, thai phụ không thể quá gầy. Thai phụ có thể hỏi bác sĩ trong những lần khám thai về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý khi mang thai và tránh ăn quá nhiều để duy trì mức cân nặng hợp lý.


Tin tức liên quan

Bình luận