Cảnh báo đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường

11/02/2020 | 460 |
0 Đánh giá

Tình trạng đường huyết không ổn định, đường huyết tăng cao so với mức quy định ở người bị tiểu đường có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân cần thận trọng khi gặp phải các triệu chứng đường huyết cao, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

1. Tình trạng báo động về tiểu đường ở Việt Nam 

  Tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Theo thứ trưởng Bộ Y Tế - Nguyễn Thanh Long cho biết, số người dân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam trong 10 năm nay ( tính đến năm 2020 ) tăng lên gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên 5,4%, ước tính cả nước có khoảng 3 triệu người bị tiểu đường. Tiến sĩ Phan Hướng Dương, hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội đã cảnh báo về mức gia tăng bệnh nhân tiểu đường trong tương lai. Theo ông trong giai đoạn 2010 đến năm 2030 người bị tiểu đường sẽ tăng lên 200%. Tỉ lệ người bị tiền tiểu đường cũng tăng gấp đôi từ 7,7% lên đến 14%. Nguy hiểm hơn, ở Việt Nam có tới 64% người dân không biết mình bị mắc bệnh.

  Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa, thậm chí những trẻ em 12-13 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường.

Trẻ nhỏ cũng có thể mắc tiểu đường nếu không cố chế độ ăn uống khoa học

2. Đường huyết bao nhiêu được cho là cao ?

  Bình thường, mức đường huyết luôn nằm trong một khoảng giới hạn nhất định để đảm bảo nhu cầu năng lượng của các tế bào trong cơ thể, khi vượt quá ngưỡng giá trị này được gọi là đường huyết cao.

   2.1. Chỉ số đường huyết an toàn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì :

  • Chỉ số đường huyết đo trước bữa ăn ở mức 90 – 130 mg/dl ( 5,0 – 7,2 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết đo sau khi ăn từ 1 – 2 giờ nhỏ hơn 180 mg/dl (10mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết trước lúc đi ngủ ở mức 110 – 150 mg/dl (6,0 – 8,3 mmol/l)

   2.2. Cảnh báo đường huyết tăng cao

   Mức đường huyết cao hơn 180 mg/dl thì đường gọi là đường huyết tăng, con số vượt quá 250 mg/dl thì rất đáng lo ngại. Và đồng thời lúc này cơ thể sẽ có những dấu hiệu của đường huyết cao cụ thể mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được.

3. Đường huyết tăng cao có nguy hiểm không ?

Lượng glucose trong máu tăng cao gây nguy hiểm đến tính mạng

  Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như :

 – Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết :

 Biến chứng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1, hiếm gặp ở tiểu đường tuýp 2. Khi đường trong máu của bệnh nhân trên mức 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL thì các tế bào ở cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Cơ thể tự khắc phục tình trạng bằng cơ chế “đốt cháy” chất béo tạo năng lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu, khi tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể.

 – Tăng áp lực thẩm thấu :

Xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức làm nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Dịch của cơ thể bị kéo ra ngoài theo đường nước tiểu làm cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.

Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

4. Triệu chứng đường huyết tăng cao

 

Trạng thái mệt mỏi là một trong nhưng triệu trứng đường huyết cao

   4.1. Thường xuyên buồn tiểu và khát nước 

  Nếu bạn thường xuyên buồn tiểu thì rất có thể lượng đường huyết trong máu đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo tiến sĩ Fuhrman giải thích thì khi tỉ lệ đường glucose tăng cao trong máu thì thận cũng sẽ tăng hoạt động để cố gắng đẩy glucose ra ngoài qua đường nước tiểu. Kết quả bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và tình trạng này xuất hiện nhiều vào ban đêm.

   4.2. Luôn ở trạng thái mệt mỏi

   Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi cơ thể bị mất nước, uống nước nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể do tình trạng đi tiểu thường xuyên. Sự mệt mỏi cũng xuất phát từ việc bạn phải thức giấc nhiều lần giữa đêm để đi vệ sinh hoặc uống nước, ngủ không sâu, bạn sẽ uể oải vào ngày hôm sau.

  4.3. Chảy máu chân răng

  Thông thường, trong khoang miệng ở người sẽ có cơ chế chống được một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, do lượng đường huyết trong máu tăng cao nên vô tình khoang miệng trở thành khu vực ưa thích của vi khuẩn và làm giảm đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của vùng miệng

   4.4. Mắt khi nhìn bị mờ

  Khi lượng đường glucose trong máu tăng cao, chất dịch lỏng sẽ xâm nhập vào mắt và làm cho điểm vàng trong mắt bị sưng lên. Do vậy bạn không thể nhìn rõ nét một vật bất kì, ngay cả khi đeo kính thì độ sắc nét của mọi vật cũng không được cải thiện.

5. Làm gì khi xuất hiện những triệu chứng đường huyết cao ?

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cân bằng lượng đường huyết

  Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đường huyết cao như mệt mỏi, thường xuyên buồn tiểu và khát nước liên tục thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm uy tín để kiểm tra, thăm khám và làm các thủ tục xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu tỉ lệ đường huyết của bạn vượt quá mức cho phép thì bạn sẽ được đề nghị dùng thuốc để kiểm soát mức độ. Bạn nên thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, các sản phẩm chứa nhiều đường.


Tin tức liên quan

Bình luận