Giải đáp: Tiểu đường có lây không, có di truyền không?

19/12/2019 | 417 |
0 Đánh giá

Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2017 có đến 425 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Dự đoán, đến 2045 con số này sẽ tăng lên 629 triệu (khoảng 48%). Chính vì số lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng nhanh như vậy nên câu hỏi được đặt ra là: "tiểu đường có lây không, có di truyền không?" Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết này để đi tìm câu trả lời nhé!

1. Tiểu đường có lây không?

Muốn giải đáp được câu hỏi “tiểu đường có lây không, có di truyền không?” trước hết, bạn phải hiểu được cơ chế gây bệnh tiểu đường.

Hiện tại, có rất nhiều người nghĩ rằng, bệnh tiểu đường có thể lây qua đường nước bọt, ăn uống hay đường sinh dục. Từ đó, họ có cái nhìn không tốt với bệnh tiểu đường, ngại tiếp xúc với người bệnh, thậm chí với cả người nhà đang mắc bệnh này.

Tuy nhiên, quan niệm trên là một quan niệm sai lầm. Vì như chúng ta đã biết bệnh tiểu đường là sự tăng đường huyết quá cao vượt ngưỡng bình thường chứ không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. Chính vì thế bệnh tiểu đường không lây lan.

Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm, vì thế không lây lan

Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm, vì thế không lây lan

Tuy nhiên bạn cần chú ý một số nguyên nhân có thể làm tổn thương tụy dẫn đến insulin giảm sản xuất hoặc hoạt động kém như virus quai bị, sởi... Việc giảm sản xuất insulin hoặc insulin hoạt động kém đi có thể dẫn tới hiện tượng đói, lả dù cho đường huyết đang tăng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường

2. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Nếu bệnh tiểu đường không lây thì nó có di truyền không? Nỗi lo bệnh tiểu đường có lây không, có di truyền không  của mọi người không phải là không có căn cứ.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể di truyền.

Theo nhiều nghiên cứu di truyền đối với người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thấy rằng:

-         Trong môt gia đình, nếu bố bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và mẹ thì thường thì người có có nguy cơ mắc bệnh là 6%. Ngược lại, nếu người mắc bệnh là mẹ thì nguy cơ mắc bệnh của con sẽ là 4% ( nếu sinh trước 25 tuổi) còn là 1% (nếu mẹ sinh sau 25 tuổi)

-         Nếu trong gia đình cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì nguy cơ mắc bệnh của người con sẽ là 10-25%

-         Đặc biết, nếu bố mẹ đều bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trước 11 tuổi thì nguy cơ người con mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên gấp 2.

Còn đối với tiểu đường tuýp 2 thì được khoa học chứng minh rằng nó có yếu tố gia đình. Nghĩa là, con cái sẽ bị ảnh hưởng bởi các thói quen xấu của bố mẹ như ăn uống thất thường hoặc lười vận động. Ngoài ra còn có yếu tố di truyền:

-         Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ con mắc bệnh sẽ là 14% sinh trước 50 tuổi, giảm xuống 7,7% nếu sinh sau 50 tuổi.

-         Nếu bố và mẹ đều bị mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của con sẽ lên đến 14%

3. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

           Description: https://lh4.googleusercontent.com/05CMpIKOb-mZh6YziLHrXLQhhF0FkzkQES4a0OES2YSli9TWvrcWRaUXHO1y9l-OIrkITyvvFjLhH2p_TXReYosuF0ecLFDjRl1pOJd4eWZoHqO5oLlBE7ltCpyW6ljGV9OKuqL_

Sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Để ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường này thì bạn nên:

-         Từ bỏ các thói quen xấu: như thức khuya, hút thuốc lá, rượu bia... Vì các thói quen này đều dẫn tới tăng đường huyết.

-         Ăn uống hợp lý: Nên ăn các thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ để vừa tốt cho đường tiêu hóa và phòng tránh bệnh tiểu đường như: Cải xanh, các loại đậu, thực phẩm có nguồn gốc từ cá...

-         Rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày: Duy trì các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh 30 phút mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, duy trì cân nặng hợp lý và loại bỏ các mỡ thừa.

-         Đối với gia đình có bố, mẹ mắc bệnh tiểu đường thì nên tư vấn trước khi sinh để có thể làm giảm nguy cơ di truyền cho con cái..

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh và hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho bạn câu hỏi “tiểu đường có lây không, có di truyền không? Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về bệnh tiểu đường, đồng thời loại bỏ đi những quan niệm sai lầm..


Tin tức liên quan

Bình luận