Thực đơn cho người bệnh tiểu đường khi ăn tại nhà hàng

05/02/2020 | 582 |
0 Đánh giá

Hiện nay, việc ăn uống ngoài hàng thường ẩn chứa rất nhiều rủi ro và hậu quả. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường thì vấn đề này rất đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu chúng ta biết cách lựa chọn những thực phẩm khác nhau một cách an toàn và phù hợp, việc đi ăn ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn

Dưới đây là một số gợi ý để chúng ta có thể chọn lựa các món ăn tại nhà hàng một cách dễ dàng :

Người tiểu đường cần chú ý trong việc lựa chọn món ăn tại nhà hàng

1. Bít tết

  Khi bạn đi khám và phát hiện tiểu đường, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh các thực phẩm chứa nhiều axit béo (như sườn cừu, bánh mì kẹp thịt, bít tết. . .) Những người tiểu đường type 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với những người có lượng đường trung bình trong máu

  Tuy nhiên ở nhiều nhà hàng bít tết cũng có kèm thêm những món ăn khác tốt cho sức khỏe rất nhiều (như : gà nướng, cá hồi nướng, cocktail tôm, tôm hùm. . .) Chúng ta có thể ăn kèm những món vừa rồi với salad rau, salad hoa quả. Và món ăn phụ với măng tây, bông cải xanh. 

2. Pizza

  Người bệnh tiểu đường thường lo sợ rằng trong pizza có chứa nhiều chất béo và một số vị không phù hợp. Các chuyên gia nghiên cứu đã cho lời khuyên rằng để giảm cảm giác thèm ăn, nên ăn nhiều salad hoa rau quả trước khi ăn pizza. Và hãy chọn cho mình những chiếc bánh pizza có đế mỏng, vì lượng cabohydrat chỉ chứa 2/3 so với một chiếc bánh pizza bình thường. Nếu ăn 1 miếng không đủ no, hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh và chất xơ

3. Đồ ăn Nhật Bản

   Sushi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, trong sushi cũng chứa nhiều cơm. Vì vậy, chúng ta có thể thay thế cơm trong sushi bằng cơm từ gạo lứt. Sushi gạo lứt cũng rất tốt, nhưng đừng quên chú ý lượng carbohydrate. Điều chắc chắn nhất là hãy chọn cho mình một nhà hàng có bán loại sushi này. Nếu không thể tìm được nhà hàng nào như vậy, bạn chỉ nên ăn tối đa 6 chiếc sushi. Một cách tốt hơn là hãy chỉ gọi sashimi và món ăn phụ với đậu nành xanh giàu protein để ổn định đường huyết trong máu

4. Đồ ăn Trung Hoa 

   Nhắc đến đồ ăn Trung, là ta nghĩ ngay đến những đồ ăn đi kèm với cơm. Đừng quên rằng, nếu chúng là cơm gạo trắng có khả năng sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao. Cơm từ gạo trắng không tốt đối với người bệnh tiểu đường bởi nó chứa hàm lượng tinh bột cao. Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy nếu mỗi ngày chúng ta ăn tăng thêm 1 bát cơm, nguy cơ gây nên tiểu đường tuýp 2 sẽ tăng cao

   Nếu như chúng ta thích ăn đồ ăn Trung, hãy thay thế 1/3 cơm gạo trắng thành cơm gạo lứt. Gạo lứt chứa rất nhiều thành phần giàu magie, và khoáng chất giúp cải thiện tuyến tụy, tăng hoạt lực insulin. Các chuyên gia cũng đề xuất chúng ta nên chọn món khai vị (như : bánh bao, thịt gà, rau. . .) Món ăn chính (như : cá hấp, rau hấp. . .)

5. Đồ ăn Ấn Độ 

   Món ăn Ấn Độ thường chứa nhiều nguy cơ tăng cân và tiểu đường, từ món bánh chiên béo ngậy, đến món khai vị làm từ gạo. Vì vậy, hãy chọn những món ít chất béo và giàu protein như súp đậu lăng, cà ri đậu xanh. Nếu bạn thực sự muốn một món thịt, hãy thử món gà tandoori, bởi vì nó được nướng trong nước sốt sữa chua cay và nhẹ, rất có lợi cho sức khỏe.

6. Đồ ăn Ý

Trong mì Ý có chứa nhiều carbohydrate nên bạn không nên ăn nó như món chính của bữa ăn. Chẳng hạn như món mì Ý thịt viên chứa tới 150g hàm lượng carbohydrate. Nói vậy không có nghĩa là bạn không thể ăn món này mà chỉ nên ăn nó như món phụ và với một lượng nhỏ, có thể kết hợp với hến, thịt gà nấu với sốt cà chua cay hoặc mực nướng.

Ông Jill Weisenberger, chuyên gia về dinh dưỡng và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cho biết: “ Ngay cả khi bạn bị tiểu đường, bạn cũng có thể thưởng thức ăn tại hầu hết các nhà hàng. Bạn chỉ cần tìm những món ăn phù hợp với danh sách với chế độ ăn của bạn ”.


Tin tức liên quan

Bình luận