Bệnh gai cột sống.

08/07/2020 | 382 |
0 Đánh giá

Một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến là gai cột sống. Khi 2 bên cột sống và ngoài các đốt sống lưng, cổ mọc ra những gai xương nhọn thì bạn đã mắc bệnh gai cột sống rồi. Cần tìm hiểu để biết rõ nguyên nhân và triệu chứng để tìm ra cách điều trị hiệu quả.

Bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống

Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chính gây gai cột sống là do chế độ sinh hoạt không đúng cách, điển hình như:

Nguyên nhân

  • Sự lắng đọng canxi: cơ thể bổ sung quá nhiều canxi từ thực phẩm hàng ngày hoặc từ thực phẩm chức năng bên ngoài gây nên hiện tượng thừa canxi tạo điều kiện cho gai nhọn mọc lên.
  • Các bệnh lý để lại biến chứng: do các bệnh như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống làm các cơ xương khớp lão hóa và gai xương nhô lên.
  • Chấn thương, tai nạn: các chấn thương từ bên ngoài như do tai nạn hoặc té ngã làm ảnh hưởng đốt sống lưng cũng là nguyên nhân gây nên gai cột sống.
  • Tính chất công việc: các tư thế làm việc không khoa học hoặc do công việc quá nặng nhọc làm ảnh hưởng đến cột sống lưng.
  • Chế độ dinh dưỡng không đúng cách: cơ thể cung cấp quá nhiều chất béo và canxi gây thừa canxi trong xương, sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, bia rượu làm chèn ép các rễ thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên gai cột sống.
  • Di truyền: trong gia đình có tiền sử bị gai cột sống cũng là điều cần quan tâm khi bé chào đời vì rất dễ gây gai cột sống bẩm sinh

Triệu chứng

Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu thì hầu như người bệnh không thể phát hiện được bệnh tình của mình. Chỉ đến khi các đốt gai nhọn cọ xát gây ra những cơn đau nhức phần lưng thì chúng ta mới phát hiện ra. Lúc này, sẽ biểu hiện rõ rệt các triệu chứng như:

  • Cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều, đau từ vùng cổ tới các vùng thắt lưng và nhiều lúc sẽ làm những phần cơ thể đó mất cảm giác.
  • Vận động mạnh và đi lại sẽ gây các cơn đau xuống tay và chân, khi lao động nặng cơ thể sẽ mệt mỏi và đau nhức, đi lại không được.
  • Khi các gai cột sống nhọn và dài ra sẽ chèn ép các rễ thần kinh gây yếu cơ tay và chân dẫn đến tê cứng, nếu quá trình tiểu tiện bị mất kiểm soát thì bệnh gai cột sống đã ở giai đoạn rất nặng gây thu hẹp ống tủy.

Cách điều trị

Cách điều trị

Để điều trị bệnh về gai cột sống thì hiện nay chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc tây hoặc sử dụng các phương pháp trị bệnh bằng thuốc nam kết hợp với các bài tập chữa gai cột sống.

Ngoài ra, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả tối đa, không nên bỏ ngang giữa chừng quá trình trị liệu.

Cách phòng tránh bệnh gai cột sống

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cách phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất. Cụ thể:

Trong sinh hoạt

  1. Người bị gai cột sống nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày. Nên chọn các bài tập có tác động tốt lên vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng như: bài tập chân ép sát ngực, bài tập đạp xe không trọng lượng, gập người, đứng thẳng vặn lưng,…
  2. Ngồi học tập và làm việc đúng tư thế: Bệnh nhân gai cột sống nên ngồi thẳng lưng, không đua cổ về phía trước khiến cho các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và chịu nhiều áp lực của đầu dễ gây ra thoái hóa. Nhìn màn hình vừa tầm mắt, không ngước quá cao.
  3. Nhiều người trước và trong khi bị gai cột sống thường có thói quen kê gối sau lưng hoặc dùng gối chống đỡ phần cổ để nằm đọc sách, xem tivi, điện thoại,… ở trên giường. Thực tế, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ vì nó khiến cho các khớp cổ nằm sai vị trí sinh lý.
  4. Để phòng ngừa gai cột sống hiệu quả, mọi người nên tránh các tư thế không tốt cho cột sống như đứng, ngồi khom lưng, mang vác nặng trong thời gian dài,…

Trong ăn uống

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gai cột sống

trong điều trị gai cột sống chế độ ăn cũng quan trọng trong việc điều trị , bệnh nhân cần tìm hiểu và thực hiện chế độ ăn tuân thủ , lành mạnh .giảm quá trình hình thành gai để cơ thể khỏe mạnh hơn . 

GỌI NGAY 088 951 3333-ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XƯƠNG KHỚP


Tin tức liên quan

Bình luận