Phụ nữ mắc tiểu đường khi mang thai gặp những biến chứng như thế nào ?
Theo thống kê bởi tổ chức y tế thế giới WHO có khoảng gần 10% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường. Trong thời gian này, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải đặc biệt chú ý và tìm hiểu kỹ những kiến thức cơ bản xung quanh bệnh. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ gây ra tiểu đường, bản thân mỗi bà mẹ cần biết thêm về các biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai có thể xảy ra.
Đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
1. Sản phụ cần tích cực phòng ngừa bằng cách hiểu rõ về các biến chứng
Biến chứng nguy hiểm của mẹ và bé khi mang thai mắc bệnh tiểu đường
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.
Bên cạnh đó, có ba dạng biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai đó là biến chứng bệnh tiểu đường, biến chứng sản khoa (chủ yếu là người mẹ), biến chứng ở thai nhi. Tần suất khởi phát các biến chứng này sẽ thay đổi tùy vào mức độ biến chứng tiểu đường trước khi mang thai, khả năng kiểm soát tiểu đường trước, trong và sau khi mang thai.
Người ta chỉ ra rằng, thai phụ nếu kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt trong thời gian mang thai sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng tuy nhiên điều này không phải đúng trong mọi hoàn cảnh, bởi vẫn có những biến chứng mà thai phụ không tránh khỏi dù đã đẩy mạnh kiểm soát. Phụ nữ mang thai không chỉ có tính kháng insulin tăng mạnh mà còn gặp phải rất nhiều vấn đề gây biến động đường huyết như thiếu hụt dinh dưỡng do ốm nghén, chịu các tác động y tế khi sinh non, bị căng thẳng khi sinh con…
Nếu sự biến động về lượng đường huyết càng lớn, thai phụ sẽ dễ rơi vào trạng thái tăng hoặc hạ đường huyết một cách bất ổn định. Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý đến những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai có thể chuyển biến xấu mà không liên quan đến mức độ kiểm soát đường huyết trước khi mang thai.
2. Các biến chứng có thể gặp phải khi tiểu đường thai kỳ
Biến chứng có thể gặp phải như võng mạc tiểu đường
Ở phụ nữ mang thai bị tiểu đường vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như : tiền sản giật, bệnh tiểu đường ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nhiễm toan ceton do đái tháo đường, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có tỷ lệ khởi phát là 1% ở những phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường, đây là một biến chứng nguy hiểm bởi có nguy cơ dẫn đến tử vong ở cả mẹ và bé. Khả năng nhiễm toan này có thể xảy ra ở phụ nữ chưa mang thai, và có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai có chỉ số đường huyết tương đối thấp so với chưa mang thai.
- Bệnh võng mạc tiểu đường Thường chuyển biến xấu trong thời kỳ mang thai và ở cữ, đặc biệt là giai đoạn bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh và tăng sinh. Phụ nữ bị tiểu đường nên điều trị ổn định bệnh này bằng các phương pháp điều trị nhãn khoa như laser quang đông võng mạc từ trước khi mang thai.
3. Biến chứng sản khoa
Một số biến chứng tiêu biểu là sảy thai hoặc sinh non, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, chứng đa ối, khó sinh do thai nhi phát triển quá mức, thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2-5% … Vì kiểm soát đường huyết và tần suất khởi phát biến chứng tiểu đường có tương quan với nhau nên phụ nữ bị tiểu đường nên hướng đến kiểm soát đường huyết tốt từ trước khi mang thai.
Ngoài ra, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ cũng có yếu tố nguy cơ do béo phì, do đó việc thực hiện tốt chế độ tập luyện cho phụ nữ mang thai cũng có hiệu quả giúp phòng ngừa sự khởi phát. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, ngoài việc chú ý đến đường huyết, thai phụ cần chú ý đến việc biến động tăng giảm cân của bản thân.
4. Biến chứng thai nhi
Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây biến chứng nguy hiểm
Khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có các nguy cơ biến chứng : gia tăng nguy cơ thai to, gia tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát được đường huyết.
Ngoài ra, đường huyết của thai phụ tăng cao ở giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm tăng tần suất xuất hiện những dị tật ở thai nhi. Cho dù thai phụ thực hiện kiểm soát đường huyết cũng không thể thay đổi tần suất này. Các dị tật thường gặp phải : thoái hóa cột sống bẩm sinh, tật nứt đốt sống, não phẳng, dị tật tim bẩm sinh, thận không phát triển….
Trong số các hiện tượng trên thì thoái hóa cột sống bẩm sinh là đặc trưng nhất nhưng dị tật bẩm sinh có tần suất khởi phát cao nhất. Theo kết quả khảo sát tại Hoa Kỳ thì các chỉ số tương ứng sẽ là :
- Nếu HbA1c ở thai phụ giai đoạn đầu là dưới 63% thì tần suất khởi phát sẽ là 5.9%
- Nếu Hba1c ≥ 6.4% thì tần suất là 5.4%
- Nếu HbA1c ≥ 7.4% thì tần suất là 17.4%
Nếu thai phụ kiểm soát tốt đường huyết khi mang thai và khi sinh thì các vấn đề thường gặp ở trẻ như vượt quá cân nặng, tỷ lệ tử vong chu sinh… cũng sẽ được cải thiện tương đối. Phát hiện này đã được chứng minh ở những thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nhẹ. Kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt khi mang thai rất quan trọng giúp cải thiện những bất thường ở thai nhi.
Chính vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường được khuyến khích nên kiểm soát đường huyết thường xuyên, từ đó tiến hành điều trị có kế hoạch, cần có thông tin cụ thể và những nguy cơ có thể xuất hiện nếu mang thai mà bị tiểu đường. Để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ, mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ, thai phụ nên đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Xem thêm