Bệnh tiểu đường là gì? Phân loại, triệu chứng, chuẩn đoán Tiểu đường

15/12/2019 | 413 |
0 Đánh giá

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

1. PHÂN LOẠI TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường tuýp 1 (loại 1)

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1 (type 1 diabetes), phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.

Bệnh tiểu đường type 1 do sự bất thường tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormone insulin (có chức năng kích thích tế bào hấp thụ, sử dụng glucose huyết và kích thích gan polymer hóa glucose thành glycogen, từ đó làm giảm lượng đường huyết) trong khi tế bào đích của insulin không có hiện tượng kháng insulin (insulin resistance), đặc trưng bởi sự giảm nhạy cảm hoặc hư hỏng thụ thể tiếp nhận insulin, Insulin receptor).

Thông thường, bệnh đái tháo đường type 1 thường có nguyên nhân do di truyền. Nó thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện tương đối muộn, ở người trưởng thành, gọi là bệnh đái tháo đường tiềm ẩn tự miễn ở người trưởng thành LADA (Latent autoimmune diabetes in adults) hoặc bệnh đái tháo đường type 1.5. 80% người mắc bệnh LADA được chẩn đoán nhầm sang đái tháo đường type 2.

Tiểu đường tuýp 2 (loại 2)

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90 - 95 % trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Tiểu đường thai kỳ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2. TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

Giảm cân dù ăn nhiều  

Theo Webmd, khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn.

 Đi tiểu thường xuyên

Đây cũng là một triệu chứng phổ biến cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. 

Cảm thấy khát liên tục

Cảm thấy khát liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Kèm theo đó là tình trạng khô miệng.

 Cảm thấy đói bụng

Cảm giác thèm ăn liên tục thường đến, đặc biệt là thèm ngọt, điều này lý giải do lượng đường bị lưu lại trong máu, không thể tạo thành năng lượng, người bệnh có thể cảm thấy đói ngay sau bữa ăn.

 Gặp nhiều vấn đề khi ngủ

Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề như khó ngủ, buồn đi tiểu, xuất hiện cả hội chứng ngưng thở khi ngủ. 

Tê bì, mất cảm giác ở chân

Khi có biểu hiện này thì người bệnh cần cảnh giác bởi chân là bộ phận xa trái tim, khi gặp vấn đề về lưu thông máu sẽ bị tổn hại. 

 Gặp các vấn đề về da

Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn có thể bị khô da, ngứa hoặc sạm da do nồng độ insulin trong máu tăng lên.

 Cơ thể uể oải, mệt mỏi

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, sự gia tăng là đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. 

Tầm nhìn hạn chế

Cả tiền đái tháo đường và đái tháo đường toàn phát đều có thể tác động tiêu cực đến thị lực. 

Huyết áp tăng cao

Nếu bạn có một số triệu chứng ở trên, có thể nhờ bác sĩ kiểm tra huyết áp, bình thường là 140/90, nếu bị tiểu đường tuýp 2 chỉ số sẽ không cao hơn 135/80. 

3. CHUẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG

Đái tháo đường

  • Đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
  • Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).

Định lượng HbA1C

Ngoài các xét nghiệm này, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp việc chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong máu có thể gắn kết với hemoglobin (phần mang oxy) của hồng cầu để tạo nên một phức hợp gọi là HbA1C (Hemoglobin glycosylat). Một khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ HbA1C cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2 - 3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1C < 6,5%.

 


Tin tức liên quan

Bình luận