Kiểm soát đường trong máu nhưng không làm hạ thấp đường huyết ở người cao tuổi

10/02/2020 | 1105 |
0 Đánh giá

Ở người già, các chức năng của gan thận đã bị suy giảm đáng kể, do đó việc phân giải thuốc diễn ra chậm hơn và dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết do tác dụng của thuốc kéo dài...

1. Mức đường huyết an toàn cho người cao tuổi là bao nhiêu?

Số bệnh nhân tiểu đường là 9,5 triệu. Bệnh tiểu đường phổ biến ở những người lớn tuổi, với hơn 30% bệnh nhân ở độ tuổi 60 và khoảng 40% bệnh nhân trên 70 tuổi. Mục đích chính của việc điều trị là ngăn chặn sự gia tăng của mức đường huyết, tuy nhiên cần có những chăm sóc đặc biệt trong điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản và Hiệp hội y khoa người cao tuổi Nhật Bản đã thành lập một ủy ban chung và đặt ra các mục tiêu kiểm soát đường huyết dành cho người cao tuổi. Các mục tiêu này đã được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tiểu đường vào tháng 5 vừa qua.

Cần lưu ý khi cho người già sử dụng thuốc hạ đường huyết

Cần lưu ý khi cho người già sử dụng thuốc hạ đường huyết

Giá trị HbA1c – chỉ số cho biết tình trạng lượng đường huyết trong vòng 1 – 2 tháng gần nhất đối với người bình thường là dưới 6.5%. Còn đối với người cao tuổi, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại thuốc đang sử dụng, giá trị HbA1c lý tưởng có thể là một trong các mức sau: dưới 7%, dưới 7,5%, dưới 8,0% hoặc dưới 8,5%. Mức HbA1c lý tưởng được nới lỏng hơn ở những người cao tuổi là do mục tiêu điều trị của những bệnh nhân tiểu đường cao tuổi là không nên kiểm soát đường huyết quá mức để tránh hạ đường huyết

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa HbA1c và nguy cơ xuất hiện biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi đã chứng minh rằng giá trị HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng càng cao. Đối với nguy cơ đột quỵ, mức 7% có nguy cơ thấp nhất và giá trị HbA1c càng cao thì nguy cơ này càng cao. Điều đáng chú ý là nếu HbA1c xuống quá thấp (dưới 6%) cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc hạ đường huyết.

2. Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết

Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi vì, ở những người cao tuổi, chức năng phân giải thuốc của gan hay chức năng đào thải thuốc của thận bị suy giảm, nên các loại làm hạ đường huyết thuốc thường có hiệu quả hơn mong muốn. Thêm vào đó, hạ đường huyết thường nghiêm trọng hơn ở người cao tuổi. Nếu chức năng thần kinh tự chủ và chức năng nhận thức bị suy giảm theo tuổi tác, cũng có thể khó nhận ra các triệu chứng hạ đường huyết.

Ngoài ra, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thường bị xơ vữa động mạch. Hạ đường huyết nặng có thể gây ra nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Trên thực tế, đã có nghiên cứu cho thấy những người có HbA1c thấp thường có xu hướng có tỷ lệ tử vong cao hơn. Hơn nữa, hạ đường huyết làm tăng nguy cơ khác như rối loạn ý thức, hôn mê, ngã quỵ hay gãy xương. Hạ đường huyết nặng cũng có thể gây tổn hại đến não, dẫn đến suy giảm nhận thức, trường hợp nặng có thể bị nằm liệt giường.

Người cao tuổi cần được chăm sóc kĩ và nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết

Người cao tuổi cần được chăm sóc kĩ và nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết

Để ngăn ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân cần phải biết loại thuốc bản thân đang sử dụng có tác dụng gì. Các loại thuốc Insulin, các loại thuốc Sulfonylureas(thuốc SU) và các loại thuốc kích thích sự tiết insulin tác dụng cực nhanh (thuốc Glinide) thường gây hạ đường huyết. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc này, khi ăn ít, ăn muốn hơn hoặc vận động với cường độ mạnh hơn bình thường, lượng đường trong máu sẽ dễ bị hạ xuống thấp quá mức.

3. Mục tiêu kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi dựa trên tình trạng sức khỏe và phương pháp trị liệu

Giá trị HbA1c lý tưởng trong kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Tình trạng sức khỏe được phân thành ba loại tùy theo trạng thái chức năng nhận thức và khả năng tự thực hiện hoạt động chăm sóc bản thân hàng ngày. Đối với thuốc, giá trị HbA1c lý tưởng thay đổi tùy thuộc vào việc bệnh nhân đang sử dụng thuốc insulin, thuốc SU hay thuốc Glinide.

Loại 1

Những người có chức năng nhận thức bình thường, duy trì được cuộc sống ổn định hàng ngày và có thể sống độc lập. Nếu không sử dụng thuốc gây hạ đường huyết, thì giá trị HbA1c lý tưởng là dưới 7,0%. Nếu đang sử dụng các loại thuốc có thể gây hạ đường huyết, giá trị HbA1c lý tưởng là dưới 7,5% đối với những người ở độ tuổi từ 65 – 74 tuổi và dưới 8,0% đối với những người trên 75 tuổi.

Loại 2

Những người bị suy giảm nhẹ về chức năng nhận thức hoặc trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như các công việc gia đình (mua sắm, giặt giũ, và dọn dẹp, quản lý tiền bạc, quản lý thuốc, tự ra ngoài, lái xe). Nếu không sử dụng các loại thuốc có thể gây hạ đường huyết, giá trị HbA1c lý tưởng là dưới 7,0%. Nếu đang sử dụng các loại thuốc có thể gây hạ đường huyết, giá trị mục tiêu là dưới 8,0%.

Loại 3

Những người bị mắc bệnh mất trí đã tiến triển đến một mức độ nào đó hoặc bị suy giảm các hoạt động hàng ngày. Các hoạt động cơ bản là yêu cầu tối thiểu cho các hoạt động hàng ngày như di chuyển, leo cầu thang, tắm, sử dụng nhà vệ sinh, nấu ăn, quần áo, bài tiết,…. Nếu không sử dụng thuốc làm hạ đường huyết, giá trị HbA1c mục tiêu là dưới 8,0%. Nếu đang sử dụng các loại thuốc có thể gây hạ đường huyết, giá trị mục tiêu là dưới 8,5%.

Kiểm soát đường huyết tùy theo tình trạng của mỗi người

Kiểm soát đường huyết tùy theo tình trạng của mỗi người

4. Xác định giới hạn dưới của kiểm soát đường huyết 

Bệnh nhân cũng nên nắm rõ về giới hạn dưới của chỉ số HbA1c khi sử dụng thuốc gây hạ đường huyết. Giá trị HbA1c xuống quá thấp cũng được cho là sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Đối với Loại 1, giới hạn dưới đối với chỉ HbA1c trong độ tuổi từ 65 đến 74 là 6,5% và đối với những người trên 75 tuổi là 7,0%. Giới hạn dưới đối với Loại 2 là 7,0% và đối với Loại 3 là 7,5%.

Để cải thiện bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, điều quan trọng là cần tránh suy giảm cơ bắp. Tuổi càng cao, khối lượng cơ và chức năng của khối cơ thường suy giảm do lão hóa và thói quen sinh hoạt. Trạng thái còn được gọi là teo cơ người già (Sarcopenia). Đây là hội chứng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường. Cơ bắp là cơ quan tiêu thụ nhiều glucose như một nguồn năng lượng. Khi khối lượng cơ bắp suy giảm, mức tiêu thụ glucose trong cơ thể cũng sẽ giảm xuống khiến lượng đường trong máu có khả năng tăng cao.


Tin tức liên quan

Bình luận