Béo phì làm tăng gấp 7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

30/05/2020 | 457 |
0 Đánh giá

  Béo phì là nguyên nhân chính làm tăng gấp 7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đây là một trong những nghiên cứu được khảo sát trên 8.700 người ở Đan Mạch. Bên cạnh các yếu tố như di truyền hay lối sống không lành mạnh thì béo phì được cho là nguyên nhân quan trọng và có tác động lớn hơn. Nghiên cứu này đã được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội đái tháo đường Châu Âu (EASD) tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha.

1. Thực trạng ngăn ngừa béo phì là vấn đề cấp bách nhất

Lối sống không lành mạnh là yếu tố gây nên tiểu đường type 2

   Theo Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế (IDF), số lượng người mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới được ước tính là 567 triệu và được dự đoán là sẽ tăng lên hơn 700 triệu vào năm 2045. Do đó, các biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường không chỉ cần thiết đối với mỗi cá nhân mà còn rất quan trọng đối với chính sách y tế của mỗi quốc gia.

  Yếu tố tăng khả năng béo phì như: Yếu tố di truyền, béo phì, lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống và tập thể dục có mối liên quan rất lớn đến việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

  Một giải pháp được xem là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tái phát ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao bằng cách cải thiện các thói quen cuộc sống hàng ngày nhằm kiểm soát cân nặng của bản thân.

  Mặt khác, ảnh hưởng của các thói quen sống và béo phì đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là khác nhau, điều này còn tùy theo từng người và tùy thuộc vào biến thể di truyền. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố di truyền, bệnh béo phì và lối sống không lành mạnh đối với việc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

2. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 7 lần ở những người béo phì

  Trung tâm nghiên cứu chuyển hóa cơ bản tại Đại học Copenhagen ở Đan Mạch đã tiến hành khảo sát và điều tra nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường tuýp 2 có bị ảnh hưởng bởi béo phì và lối sống không lành mạnh hay không.

  Họ đã thực hiện một nghiên cứu mô hình thống kê tiến hành khảo sát trên 9.556 đàn ông và phụ nữ (độ tuổi trung bình là 55). Những người này cũng đã tham gia vào nghiên cứu về chế độ ăn uống, ung thư và sức khỏe của Đan Mạch (DCH). Kết quả là Gần một nửa (48,7%) người tham gia mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong thời gian theo dõi trung bình 15,5 năm.

Nhóm nghiên cứu thiết lập các điều kiện khác nhau trong lối sống lành mạnh như sau: 

  • Không hút thuốc
  • Sử dụng các chất có cồn ở mức độ vừa phải
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Lối sống lành mạnh được đánh giá bằng 4 yếu tố quan trọng trong đó có việc ăn uống lành mạnh giúp 

  Nếu như đáp ứng trên 3 điều kiện sẽ được coi là có lối sống lành mạnh. Ngược lại nếu chỉ thực hiện được duy nhất 1 điều kiện hoặc không điều kiện nào thì được coi là người sống không lành mạnh và những người còn lại được xác định là nhóm trung gian.

   Nguy cơ di truyền được đánh giá bằng các thang điểm rủi ro di truyền (GRS) bao gồm 190 biến thể di truyền được cho là có mối liên quan lớn với bệnh tiểu đường tuýp 2.

  Kết quả đã chỉ ra rằng những người bị béo phì và có lối sống không lành mạnh có nguy cơ cao sẽ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và điều này không có liên quan đến các yếu tố di truyền.

  Ở những người béo phì, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng gấp 7 lần so với những người có cân nặng ở mức bình thường. Tuy những ảnh hưởng của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh là không lớn, nhưng nguy cơ này vẫn có khả năng làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Béo phì làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các yếu tố khác

  Một trong những nguyên nhân làm cản trở hoạt động của insulin trong việc hấp thụ glucose vào các tế bào được gọi là tình trạng kháng insulin, khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng của mình và béo phì là một trong số đó. Khi bị béo phì, ngay cả khi insulin được tiết ra, các chất xấu đi ra từ mô mỡ làm cho insulin hoạt động kém hiệu quả ở gan, cơ và mô mỡ.

  Trong giai đoạn đầu, insulin thường được tiết ra quá mức để ức chế việc tăng đường huyết do kháng insulin. Ở trạng thái này, do kháng insulin được bao phủ bởi lượng insulin nên mức đường huyết không quá cao và bệnh tiểu đường thường không thể chẩn đoán. 

  Tuy nhiên, nếu insulin được tiết ra quá mức sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, xơ cứng động mạch… Hơn nữa, nếu quá trình này vẫn tiếp tục, tình trạng kháng insulin sẽ trở nên mạnh hơn và bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có nhiều khả năng phát triển nhanh hơn gấp 2 lần

4. Tích cực thực hiện lối sống lành mạnh, ngăn ngừa béo phì

Thể dục thể thao - nâng cao sức khỏe

  Một trong những phương pháp hiệu quả để kiểm soát trọng lượng cơ thể là hãy tích cực kiểm tra cân nặng mỗi ngày. Điều đó có thể giúp bạn theo dõi được sự thay đổi trọng lượng của cơ thể từ đó nhận thức được về cân bằng chế độ ăn uống, luyện tập để hướng tới mục tiêu giảm cân.

  Ngoài ra, việc chăm chỉ vận động cơ thể mỗi ngày sẽ đem  lại những hiệu quả tốt giúp chống tăng cân gây béo phì. Khi cơ thể vận động, lượng đường sẽ được sử dụng làm nguồn năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp làm cải thiện tình trạng kháng insulin của bạn.

 


Tin tức liên quan

Bình luận