Ăn cà chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

17/02/2020 | 691 |
0 Đánh giá

Cà chua là một món rau quen thuộc và cũng được biết đến là thực phẩm lành mạnh. Ngoài việc ít calo, cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, lycopen, β-caroten, và có thể được mong đợi giúp làm giảm chất béo trung tính và cholesterol. Gần đây, Tờ Nhật báo thư tín (Anh) cho biết, nước sốt cà chua có thể giúp phòng chống bệnh tiểu đường

   Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Trường đại học California (Mỹ) đã khẳng định chất lycopen có trong cà chua có khả năng làm giảm hiện tượng ứng xuất oxy hóa – xuất hiện khi lượng glucose trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy phản ứng xuất oxy hóa có thể hủy diệt các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy, một trong những tác nhân gây bệnh tiểu đường.

 Đồng thời, các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Rowett – Đại học Aberdin (Scotland) đã tiến hành thử nghiệm với 220 người tình nguyện uống nước cà chua trên các chuyến bay dài khoảng 16 giờ và nhận thấy khoảng 70% trong tổng số 220 người tham gia giảm được các hiện tượng ”khó chịu” về tim mạch khi bay trên cao nơi có áp suất không khí lớn. Các nhà khoa học phát hiện thấy chính chất lỏng màu vàng bao quanh hạt cà chua có tác dụng chống tụ huyết.

1. Cà chua có công dụng gì ?

Cà chua giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường

  Cà chua rất giàu vitamin A và C. Ngoài ra, lycopen (caroten) mang sắc tố màu đỏ trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa và đang thu hút sự chú ý vì nó có vai trò loại bỏ chất oxy hóa gây ra lão hóa và các bệnh liên quan đến lối sống.

   1.1. Điều hòa huyết áp

  Hoạt chất Lycopene có trong cà chua cũng được cho là có thể hạ huyết áp. Ngoài ra, quả cà cũng rất giàu Kali – một khoáng chất có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều Kali cũng được xem là có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu. Từ đó hỗ trợ làm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

   1.2. Giảm các bệnh về tim mạch

  Lycopen có trong cà chua giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân suy tim. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kentucky ở Hoa Kỳ trên 212 bệnh nhân suy tim cho thấy lượng lycopene cà chua càng cao thì tỷ lệ sống sót càng cao. Bệnh nhân có lượng lycopen thấp làm tăng nguy cơ tử vong 3,3 lần so với bệnh nhân có lượng lycopen cao.

   1.3. Giảm viêm mãn tính

  Viêm mãn tính có thể là một tình trạng bệnh lý phổ biến đối với các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường tuýp 2, và các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch và bệnh tim. Viêm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và rung tâm nhĩ. Dần dần viêm tiến triển theo tuổi tác, nhưng viêm mãn tính có xu hướng xảy ra đặc biệt là khi chất béo nội tạng tích tụ. 

  1.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

  Chất chống oxy hóa lycopene được cho là giúp khôi phục cân bằng sinh hóa ở những người mắc bệnh tiểu đường và hàm lượng chất xơ giúp cải thiện lượng đường trong máu cho những người mắc cả bệnh tiểu type 1 và type 2.

  Chúng ta có thể giả định một cách hợp lý từ những phát hiện này rằng tiêu thụ cà chua thường xuyên cũng tốt cho việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở những người khỏe mạnh.

1.5. Tăng cường hệ thống miễn dịch 

  Trong một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu cà chua có thể tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu có thể chống lại nhiễm trùng, giúp cơ thể chịu 38% tác động của các gốc tự do.Thường xuyên sử dụng cà chua có thể bổ sung, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

2. Những cách chế biến cà chua tốt cho sức khỏe

  Có rất nhiều cách khác nhau để chế biến cà chua mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng cà chua sử dụng luôn tươi, được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Không nên làm lạnh hoắc đông đá cà chua để tránh làm mất hương vị tự nhiên.

  2.1. Nước ép cà chua 

Uống nước ép cà chua hàng ngày giúp điều hòa huyết áp

   Bạn chỉ cần uống 240ml nước ép cà chua là đã đáp ứng gần đủ nhu cầu vitamin C và 22% nhu cầu vitamin A hằng ngày của cơ thể. Vitamin C rất cần thiết cho những người bệnh tiểu đường vì họ cần nhiều vitamin C hơn những người khác. Vitamin A thì rất có ích cho việc duy trì sức khỏe thị lực, sức khỏe các mô cũng như bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có thể gây bệnh tim và lão hóa.

  Nước ép cà chua cũng có nhiều magie và kali là hai khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của tim. Bên cạnh đó, nguồn vitamin B bao gồm folate và vitamin B6 trong cà chưa rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất và các chức năng khác.

  2.2. Sốt cà chua

Ăn sốt cà chua giúp tăng cường hệ miễn dịch

  Người Nhật thường ăn cà chua sống, nhưng cũng có nhiều nơi trên thế giới sử dụng cà chua như một thành phần tạo vị ngon cho nước dùng vì cà chua có chứa axit glutamic. Lycopen chịu nhiệt khá tốt nên nếu bạn chế biến cà chua thành sốt, nó sẽ được hấp thụ nhiều hơn vào cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ở Ý và Hy Lạp, người ta thường chế biến cà chua thành sốt ăn kèm. Sốt cà chua là một loại sốt cực tiện lợi, giúp ích cho việc mở rộng thực đơn ăn uống bởi nó phù hợp với cả rau hoặc cá, mì ý hoặc thịt. Món kinh điển trong nấu ăn tại nhà của vùng Sicily, Ý là khai vị “Caponata”, món rau xào và ninh với cà chua. 

  2.3. Cà chua kết hợp dầu ô liu

Cà chua kết hợp với dầu ô liu giúp bảo vệ tim mạch

  Chế độ ăn uống của người Địa Trung Hải được dựa trên nước sốt làm từ cà chua và dầu ô liu. Một nghiên cứu đã được công bố rằng nếu uống cà chua và dầu ô liu cùng một lúc, chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim do xơ cứng động mạch.

  Dầu ô liu rất giàu axit oleic, một loại axit béo không bão hòa đơn và có tác dụng làm giảm mức cholesterol. Hấp thụ dầu ô liu và lycopen trong cà chua cùng một lúc được cho là có tác dụng làm giảm mức cholesterol, tăng sự hấp thụ lycopen vào cơ thể.

  Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Cà chua có thể được hấp thụ với số lượng lớn khi được chế biến thành sốt. Chúng tôi khuyên mọi người nên tạo thói quen ăn uống cà chua mỗi ngày. Để thấy được kết quả cải thiện sức khỏe, mỗi ngày chúng ta nên ăn 250-500g, tương đương 2-3 quả”.


Tin tức liên quan

Bình luận