Xử trí tăng đường huyết cấp tốc và an toàn bạn cần biết

02/01/2020 | 392 |
0 Đánh giá

Khi người bệnh tiểu đường bị tăng đường huyết đến mức quá cao có thể xảy ra các biến chứng cấp tính như hôn mê, đột quỵ,.... Do đó bạn cần phải biết xử trí tăng đường huyết như thế nào cho đúng để bảo vệ chính mình hoặc người thân. Vậy làm thế nào để xử trí tăng đường huyết cấp tốc và an toàn nhất?

  1. Tăng đường huyết là gì?

Đường huyết cao là tình trạng glucose trong máu tăng vượt quá mức độ cho phép. Các tế bào sử dụng glucose là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, nhưng để sử dụng được đường thì cần có mặt insulin. Và ở những bệnh nhân tiểu đường thường bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin dẫn tới tăng đường huyết.

Khi chỉ số đường huyết tăng quá cao quá 20 mmol/l mà không được xử lý hạ đường huyết kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng cấp tính. Nếu người bệnh thường xuyên để đường huyết tăng cao thì sẽ rất bệnh tình sẽ chuyển sang biến chứng mãn tính nhanh hơn. 

Người bệnh tiểu đường nên biết các cách xử trí tăng đường huyết

Người bệnh tiểu đường nên biết các cách xử trí tăng đường huyết

  1. Nguyên nhân dẫn đến tăng đường huyết

-  Ăn uống không khoa học: Nếu các bạn ăn uống thả phanh, không kiêng cữ (ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ, đường,…) thì lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng vượt mức an toàn. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tăng đường huyết.

-  Không dùng thuốc hạ đường huyết: nhiều người bỏ qua thuốc hạ đường huyết cũng chính là nguyên nhân tăng đường huyết và tăng tổn thương tuyến tụy.

-  Luyện tập thể thao ít, lười vận động sẽ làm gia tăng tình trạng béo phì, thừa cân và kháng insulin. Làm lượng đường huyết tăng cao.

-  Viêm nhiễm, nhiễm khuẩn đường tiểu, răng miệng, vết thương loét thì đường huyết cũng có thể bị  tăng cao.

-  Tác dụng phụ của thuốc điều trị: thuốc trị cảm cúm, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm corticoid...sẽ làm tăng lượng đường huyết nếu dùng nhiều.

  1. Làm thế nào để nhận biết tăng đường huyết

Sẽ không có quá nhiều dấu hiệu để bạn biết rằng lượng dường huyết đang tăng, nhưng có một vài điều bạn cần lưu ý khi cơ thể bắt đầu cảnh báo. 

Khi đường huyết tăng cao thì người bệnh có những triệu chứng sau đây: Mệt mỏi, mờ mắt, sụt ký, khát nước, đi tiểu nhiều lần, đau nhức xương khớp, nhức đầu….

Các cách kiểm soát đường huyết hiệu quả

Các cách kiểm soát đường huyết hiệu quả

Những dấu hiệu để bạn biết rằng tình trạng chỉ số đường huyết đang vượt quá ngưỡng cơ thể có thể chịu đựng là:

- Gặp vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, nhưng vẫn có thể ăn uống bình thường

- Sốt bất thường quá 24 giờ

- Lượng đường huyết của bạn cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) liên tục trong thời gian đang điều trị tiểu đường và có xeton trong nước tiểu của bạn.

  1. Cách xử trí tăng đường huyết nhanh chóng.

Người bệnh khi gặp những dấu hiệu tăng đường huyết hoặc qua việc tự theo dõi cần ngay lập tức áp dụng các biện pháp xử trí tăng đường huyết kịp thời trước khi đến gặp bác sĩ. Và cách để hạ đường huyết an toàn là:

-  Uống nhiều nước sẽ giúp đường được đào thải ra bên ngoài, nhưng cách này không dùng với người bị thận, huyết áp cao hay suy tim.

-  Tiêm 1-2 liều insulin để giảm nhanh lượng đường huyết, nên tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

-  Uống một cốc trà xanh hoặc bột quế để giảm đường huyết tức thời.

-  Vận động khoảng 20-30 phút mỗi mày để tăng việc sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó giúp giảm lượng đường huyết.

Khi theo dõi chỉ số đường huyết vượt mức cho phép (> 20 mmol/L) người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời, nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách xử trí tăng đường huyết nhanh chóng và kịp thời do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Không áp dụng với những người bệnh quên không uống thuốc.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp ổn định đường huyết

Chế độ ăn uống hợp lý giúp ổn định đường huyết

  1. Cách xử trí tăng đường huyết lâu dài.

-  Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên vì mức đường huyết ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Tốt nhất là nên có một chiếc máy cầm tay để đo lượng đường.

-  Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Nên ăn các loại rau củ có nhiều chất xơ, vitamin, chất nhớt ( rau đay, mùng tơi,….). Giảm các chất bột đường, dầu mỡ trong khẩu phần ăn.

-  Tập thể dục thường xuyên khiến cơ thể sử dụng glucose ở cơ bắp giúp làm giảm lượng đường huyết hiệu quả.

-  Ngủ đủ giấc, giảm stress: các bạn nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày kết hợp với việc tập yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng, luôn vui tươi.

-  Dùng các loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị như: Dây thìa canh, đông trùng hạ thảo, giảo cổ lam….

Xử lý tăng đường huyết sao cho đúng cách cũng là một việc quan trọng mà những bệnh nhân mắc tiểu đường nên biết. Hãy luôn luôn giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình để làm được nhiều việc có ích và cuộc sống trở nên tươi đẹp nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!


Tin tức liên quan

Bình luận