Chỉ số đường huyết là gì? Tại sao cần quan tâm đến chỉ số đường huyết?
Chỉ số đường huyết phản ánh lượng đường trong máu của bạn và là một trong các yếu tố quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn...
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc kiểm tra chỉ số đường huyết giúp phòng và điều trị bệnh tiểu đường sớm, có hiệu quả. Vậy chỉ số đường huyết là gì? hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Đầu tiên ta cần hiểu chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết hay còn gọi là chỉ số đường trong máu đánh giá nồng độ glucose trong máu.
Chỉ số này được đo bằng máy đo đường huyết hoặc định lượng tại các phòng xét nghiệm. Chỉ số đường huyết có thể khác nhau trong mỗi lần đo khác nhau. Nếu các lần đo đường huyết liên tục cao hơn mức bình thường thì đây là dấu hiệu để nhận biết bạn có mắc đái tháo đường hay không?
Nồng độ đường huyết như thế nào là bình thường?
Có nhiều người mới biết đến khái niệm chỉ số đường huyết là gì? Chứ chưa biết nồng độ bình thường của nó là bao nhiêu cũng như chưa thật sự hiểu hết về sự nguy hiểm nếu chỉ số này vượt khỏi vùng kiểm soát của cơ thể.
Chỉ số đường huyết là gì? sẽ ra sao nếu chỉ số này vượt khỏi tầm kiểm soát?
Chính vì thế các chuyên gia y tế đánh giá nồng độ đường huyết của người bệnh dựa trên các thông số đường huyết như sau:
Đường huyết lúc đói: là nồng độ đường trong máu được đo vào buổi sáng khi người bệnh đã nhịn ăn 8-10 giờ đồng hồ.
Nồng độ đường trong máu ở người bình thường ở khoảng 70mg/dL tới 92mg/dL. Với những người có chỉ số nằm trong mức bình thường có nguy cơ thấp mắc tiểu đường trong 10 năm tới.
Đường huyết sau ăn: là nồng độ đường trong máu được đo sau khi ăn 1-2 giờ đồng hồ. Nồng độ đường huyết ở người bình thường khỏe mạnh là dưới 120mg/dL.
Đường huyết sau khi dùng nghiệm pháp dung nạp glucose: là nồng độ đường trong máu ở người bệnh sau khi uống 75gr glucose. Nồng độ đường huyết ở người bình thường dưới 200mg/dL.
Xét nghiệm đo nồng độ HbA1c: đây là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán và đánh giá mức độ đái tháo đường. Nồng độ HbA1c ở người bình thường dưới 48 mmol/mol.
Chỉ số đường huyết trong quá trình mang thai ở phụ nữ
Quá trình mang thai làm thay đổi hormone trong cơ thể, gây ra sự rối loạn đường huyết. Do lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng lên vì vậy mà nồng độ đường huyết thường giảm so với người bình thường.
Nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên
Các chuyên gia y tế đã chỉ đưa ra chỉ số đường huyết bình thường ở phụ nữ đang mang thai như sau:
- Đường huyết lúc đói từ 63,1 mg/dL tới 78,7 mg/dL.
- Đường huyết sau khi ăn 1 giờ từ 96mg/dL tới 121,8mg/dL.
- Đường huyết sau khi ăn 2 giờ từ 89,1mg/dL tới 109,5mg/dL.
Tại sao cần quan tâm đến chỉ số đường huyết?
Khi chỉ số đường huyết dưới 70mg/dL được coi là hạ đường huyết. Khi đó người bệnh có các biểu hiện đổ mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt, da tái xanh, run tay chân, cảm giác ớn lạnh...
Có thể gây ra ngất, co giật gây nguy hiểm đặc biệt khi đang tham gia giao thông, vận hành máy móc. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Khi chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường tức là người bệnh mắc đái tháo đường. Nếu lượng đường huyết luôn duy trì ở mức cao sẽ là gánh nặng bài tiết Insulin của tuyến tụy. Tuyến tụy liên tục phải làm việc quá mức để sản xuất Insulin nhằm chuyển hóa lượng glucose dư thừa vì vậy, về lâu dài có thể gây nên suy tụy.
Insulin là yếu tố quyết định chỉ số đường huyết
Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao là nguyên nhân gây nên tình trạng vữa xơ động mạch. Từ đó dẫn tới các rối loạn trên tim, gan, thận, suy giảm miễn dịch, thị lực.
Vì những tác hại trên bạn nên biết chỉ số đường huyết là gì để từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Vậy làm thế nào để duy trì mức đường huyết bình thường?
Duy trì mức đường huyết bình thường ổn định giúp giảm nguy cơ dẫn tới tiểu đường. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ chiên rán, nội tạng động vật, tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, đều đặn để phát hiện sớm nguy cơ tăng đường huyết. Người bệnh có thể sử dụng máy đo đường huyết tại nhà hoặc sử dụng các dịch vụ y tế bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm.
Thông qua chia sẻ trong bài viết của chúng tôi hy vọng các bạn có thể hiểu chỉ số đường huyết là gì? Và tầm quan trọng của chỉ số đường huyết và cách duy trì đường huyết ở mức an toàn.
Xem thêm