Rối loạn đường huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả
Rối loạn đường huyết là việc cơ thể bạn đang có lượng đường trong máu tăng cao nhưng chưa đạt tới mức tiểu đường. Nhiều chuyên gia nhận định đây chính là giai đoạn đầu dẫn tới tiểu đường...
Nếu rối loạn đường huyết không được xử lý kịp thời, rất dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cùng các biến chứng nguy hiểm. Vậy chứng rối loạn đường huyết là gì, làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Chứng rối loạn đường huyết trong cơ thể là gì?
Thông thường khi thực phẩm đi vào đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành các chất mang đi nuôi cơ thể, trong đó có glucose. Glucose sau đó sẽ được thành ruột hấp thu vào máu, một phần glucose sẽ được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen. Một người có sức khỏe bình thường sẽ có nồng độ đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp.
Sau khi ăn, đường huyết trong cơ thể chúng ta cũng bắt đầu tăng. Cơ thể sẽ bắt đầu kích thích tuyến tụy tăng sản xuất hormone để cơ thể chuyển hóa đường (hormone insulin). Hormonenày hoạt động bằng phương pháp mở đa kênh để máu được đưa vào trong tế bào. Tế bào khi đó sẽ lấy glucose làm năng lượng để phục vụ cho các hoạt động sống của toàn bộ cơ thể.
Rối loạn đường huyết có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Khi nào cơ thể xuất hiện rối loạn đường huyết?
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra những trường hợp rối loạn đường huyết thường xuyên xảy ra. Đó là:
- Đường huyết khi đói (nhịn đói ít nhất 8h): thường đạt từ 5.6 - 6.9mmol/l (101 - 125mg/dl)
- Đường huyết ngẫu nhiên thường có nồng độ từ 7.8 - 11.1mmol/l (140 - 200mg/dl)
- HbA1c (đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong 2 - 3 tháng): thường có nồng độ từ 5.7 - 6.4%
Theo đó, cứ 4 người mắc rối loạn đường huyết thì có tới 1-3 người sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường trong 2-10 năm. Các biện pháp ổn định đường huyết nếu được áp dụng thành công sẽ có 70% nguy cơ không tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây rối loạn đường huyết
Việc các tế bào từ chối nhận hormone Insulin- hormone chuyển hóa đường là “thủ phạm” gây nên tình trạng rối loạn đường huyết. Hormone chuyển hóa đường này vẫn được cơ thể sản xuất nhưng các tế bào trong cơ thể không sử dụng. Điều này khiến cho lượng đường không thể di chuyển tới tế bào.
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên chứng rối loạn đường huyết bao gồm:
• Người bệnh mắc chứng thừa cân hoặc béo phì
• Trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường
• Những người ít hoạt động thể chất
• Người mắc các bệnh liên quan tới đường huyết, tim mạch như: cao huyết áp, mỡ máu cao
• Ở nữ giới người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao mắc rối loạn đường huyết hoặc mắc tiểu đường thai kỳ
• Phụ nữ sinh con có cân nặng trên 4.5kg cũng dễ mắc rối loạn đường huyết.
Thế nào là đường huyết an toàn?
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người có mức đường huyết sau đây được đánh giá là an toàn:
• Đường huyết lúc đói: đạt nồng độ 90-130mg/dL (5,0mmol/L – 7,2mmol/L).
• Đường huyết sau ăn 1-2 giờ người bình thường cần đạt nồng độ dưới 180mg/dL (10mmol/L).
• Đường huyết trước khi ngủ có nồng độ trong khoảng 110mg/dL – 150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L).
Mức đường huyết an toàn này cũng phụ thuộc vào độ tuổi, các bệnh lý đi kèm. Khi có dấu hiệu rối loạn đường huyết, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể đối với tình trạng của bản thân.
Triệu chứng rối loạn đường huyết
Thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh CDC Hoa Kỳ cho thấy, hầu hết bệnh nhân rối loạn đường huyết thường không có triệu chứng. Tuy nhiên bệnh vẫn có một số triệu chứng thường gặp như:
- Da bệnh nhân có tình trạng sẫm màu ở vùng có nếp gấp nhất là các khu vực cổ, nếp gấp cổ tay, cổ chân, trong nếp gấp cổ tay…
- Người bệnh gặp tình trạng sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân
- Các vết loét, vết thương hở thường lâu liền
- Bệnh nhân thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Tầm nhìn mờ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi
Với những bệnh nhân được nhận định có khả năng cao mắc tiền tiểu đường. Bệnh nhân cần tới bệnh viện kiểm tra đường huyết thường xuyên 6 tháng/ lần để tầm soát sớm nguy cơ.
Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên để phòng tránh bệnh tiểu đường
Làm thế nào để tránh rối loạn đường huyết?
Bất cứ ai cũng có thể mắc rối loạn đường huyết. Do đó, bạn cần nắm được các phương pháp theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân hàng ngày.
• Thường xuyên tiến hành kiểm tra đường huyết cơ thể. Bạn cũng cần nắm được các phương pháp xử lý đường huyết khi dao động mức quá cao hay quá thấp.
• Tuân thủ chế độ ăn uống đảm bảo sự cân bằng, hợp lý, đủ dinh dưỡng
• Xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày: nên chọn vận động nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút hàng ngày.
• Tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và các chất kích thích.
Việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp bạn sống khỏe mạnh và giảm nhanh các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bài viết trên mình đã chia sẻ toàn bộ các thông tin về chứng rối loạn đường huyết mà bạn cần nắm chắc. Để nhanh chóng phát hiện bệnh sớm, hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Từ đó có biện pháp ổn định đường huyết tốt nhất, tránh biến chứng thành tiểu đường rất khó điều trị.
Xem thêm