Người tiểu đường có ăn được mật ong không?

14/03/2020 | 481 |
0 Đánh giá

  Bệnh nhân tiểu đường cần nắm rõ các thực phẩm nên ăn và không nên ăn sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa, chữa trị, kiểm soát lượng đường huyết. Bên cạnh đó, nhiều người dùng mật ong trong cuộc sống thường ngày để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên người tiểu đường uống mật ong không đúng cách sẽ gây ra những biến chứng cực kì nghiêm trọng.

1. Thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong mật ong 

Mật ong giàu chất dinh dưỡng có thể kết hợp với những bài thuốc dân gian

  Vitamin

    Hàm lượng Vitamin trong mật ong phụ thuộc vào hàm lượng phấn hoa có trong mật ong. Chứa các loại vitamin như B1, B3, B5, B6, B12, E, C, K…

  Các chất hữu cơ

   Chứa một số chất hữu cơ tăng cường hoạt động cơ thể phát triển như axit molic, xitric, vinic, lactic.

  Glucose và Fructose

    Hai loại glucose và fructose đều thuộc nhóm đường đơn có lợi và dễ hấp thụ. Đường sẽ được hấp thụ thẳng vào máu chứ không qua các bộ phận trung gian nên có tác dụng phục hồi sức khỏe nhanh khi chúng ta mệt mỏi hay vận động mạnh, điều chỉnh mức tiêu hao năng lượng cơ thể.

   Chúng là hai thành phần chính trong mật ong, chiếm 70%, tạo nên độ ngọt của mật ong.

  Khoáng chất

   Mật ong chứa khoảng 70 loại khoáng chất khác nhau.Tuy hàm lượng không cao, chỉ chiếm 0,04% – 0,06% nhưng là loại thực phẩm xếp vào danh sách thực phẩm giàu hàm lượng chất khoáng. Bổ sung nhiều khoáng chất như: Magie, Canxi, mangan, thiếc, sắt, đồng, iot…

2. Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe con người

  Đối với những người bình thường không bị bệnh tiểu đường thì việc mỗi ngày đều dùng mật ong là rất tốt đối với cơ thể, giúp bổ sung sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa một số loại bệnh. Tuy nhiên việc uống mật ong với tần suất liên tục sẽ dẫn tới bị bệnh tiểu đường.

  Trong thành phần của mật ong có chứa tầm 70% đường fructose, đường glucose, mantose, và nhiều axit amin, khoáng vi lượng, enzym… Theo quan điểm của y học cổ truyền thì mật ong có công dụng ích khí, nhuận táo, bổ dưỡng, phòng chống mệt mỏi, đặc biệt còn giảm đau, giải độc. Những người bình thường sử dụng rất tốt, chỉ kiêng uống mật ong khi có đờm nóng, bụng trướng và ỉa chảy.

  Đối với người bình, khi mỗi ngày uống một lượng phù hợp từ khoảng 30-50gram mật ong sẽ giúp cho cơ thể khỏe khoắn hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Mật ong khi pha trộn cùng với bột tam thất ăn khoảng 1 bữa 1 chén nhỏ 50 gram sẽ giúp hồi phục sức khỏe sau ốm hoặc phẫu thuật. Khi bạn bị cảm cúm chỉ cần uống 1 cốc nước chanh và mật ong, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay lập tức. Trường hợp bệnh nhân ho, tẩm chanh với mật ong, cắt miếng ngậm có tác dụng vô cùng hiệu quả.

3. Người tiểu đường có ăn mật ong được không ?

Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều mật ong

  Nhiều bệnh nhân thắc mắc tiểu đường có ăn được mật ong không? Các bác sĩ không khuyên bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong. Nhưng, cũng không có nghĩa là kiêng kị hoàn toàn. Một vài trường hợp cần bổ sung đường glucose vào các khẩu phần ăn mỗi ngày thì cần giữ chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân, có thể dùng một lượng nhỏ mật ong.

  Đối với trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết có thể dẫn tới hôn mê, thì mật ong còn là một phương thức quý. Cho bệnh nhân uống 1 ít mật ong sẽ cấp cứu nhanh, giúp tăng lượng đường huyết trong máu, và hạn chế được các hậu quả nghiêm trọng do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều gây ra. Cách làm này vừa đơn giản lại rất tiện lợi mà gia đình và người bệnh đái tháo đường cần ghi nhớ.

4. Người tiểu đường cần chú trọng trong việc ăn uống

Bệnh nhân tiểu đường cần ăn uống khoa học 

  Sau khi nắm rõ vấn đề “tiểu đường có ăn được mật ong không?” thì người bệnh đái tháo đường cũng cần phải lên thực đơn khoa học để đảm bảo ổn định đường huyết trong máu, giảm liều thuốc cần dùng, phòng ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ:

– Chia khẩu phần ăn ra thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

– Bệnh nhân cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để ăn quá đói và cũng không được để ăn quá no.

– Bạn cũng nên áp dụng từ từ thực đơn mới cũng như khối lượng các bữa ăn.

  Bệnh nhân tiểu đường có thể lên thực đơn ngay từ bây giờ. Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường cần dựa trên nguyên tắc các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để đảm bảo dinh dưỡng mà không lo vấn đề tăng đường huyết.


Tin tức liên quan

Bình luận