Dấu hiệu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường ( hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành... Chúng ta cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Theo ước tính năm 2018 có khoảng 3,5 triệu người dân Việt Nam (từ 20-79 tuổi) mắc bệnh tiểu đường.
Việt Nam đứng thứ 10 trong top các quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường cao nhất thế giới, mỗi năm tăng đến 5,5%.
Tuy nhiên có đến 69,9% người không biết mình bị bệnh và 85% người chỉ phát hiện ra bệnh khi bị biến chứng: tim mạch, suy thận hay thần kinh…
Có 80% bệnh nhân tiểu đường chết vì bị biến chứng tim mạch. Ngoài ra, họ là đối tượng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não gấp 2-4 lần người bình thường. Có tới 20% người bệnh tiểu đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Người lười vận động dễ mắc bệnh béo phì
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào và đối với cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, nhóm yếu tố nguy cơ này có thể tùy chỉnh theo loại tiểu đường, tuy nhiên có thể kể đến 1 số nhóm điển hình như sau :
- Những người lười vận động dễ mắc bệnh béo phì
- Người bị rối loạn cholesterol và triglyceride.
- Người có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ
- Người bị đa nang buồng trứng
- Người da đen, gốc Hispanic hoặc gốc Châu Á.
- Người trưởng thành từ độ tuổi 40 trở lên
- Bị tăng huyết áp đột ngột ( 140/90 mmHg )
- Người trong gia đình có tiền sử mắc tiểu bệnh đường
Để hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như cách chữa trị bệnh, bạn cần nắm chính xác, đầy đủ các yếu tố nguy cơ là việc bạn nên làm. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh và chuẩn đoán chính xác, điều trị bệnh sớm. Khi bạn điều trị kịp thời, bạn sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm, sống chung với bệnh một cách vui vẻ.
2. Môi trường sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Môi trường sống không lành mạnh làm ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nếu bị nhiễm vi rút A (không rõ loại) khi còn nhỏ có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 ở 1 số người. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều khả năng bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu sống trong môi trường khí hậu lạnh. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vào mùa đông thường cao hơn vào mùa hè.
3. Yếu tố di truyền tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Tiền sử trong gia đình có người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1 yếu tố nguy cơ.
Trường hợp cha bị bệnh tiểu đường tuýp 1 thì con sẽ có tỷ lệ 1/17 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Nhưng nếu mẹ bị tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ con bị bệnh là 1/25 (khi người mẹ khoảng 25 tuổi). Còn mẹ sinh con ở độ tuổi trên 25 thì có tỷ lệ 1/100 nguy cơ con cũng bị mắc bệnh.
Bố hay mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em. Vì bệnh tiểu đường thông thường có liên quan đến lối sống sinh hoạt, khi bố mẹ có các thói quen sống xấu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con cái. Vấn đề này sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng cao.
Khi 1 đứa bé có cả bố lẫn mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có 1/2 nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em có bố hay mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 chẩn đoán trước 50 tuổi có 1/7 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Người cao tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Trung bình ở người trưởng thành độ tuổi 40 có nguy cơ cao mắc tiểu đường
Tại Việt Nam, mới đây đã có một nghiên cứu lớn, mang tính điều tra dịch tễ học mô hình bệnh tật sức khoẻ ở người cao tuổi do Viện Lão khoa Quốc gia tiến hành trên 3 miền Bắc – Trung - Nam cho thấy trung bình một người cao tuổi ngoài 40 bị rối loạn bệnh lý như : giảm thị lực do đục thuỷ tinh thể, tăng cân – béo phì, đường huyết tăng cao. Những bệnh lý rối loạn có xu hướng tăng nhanh điển hình như đái tháo đường
5. Lối sống không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trẻ em không được uống sữa mẹ hay trẻ sơ sinh sớm ăn thức ăn thô có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là do thói quen sống :
- Béo phì
- Không vận động thể chất
- Hút thuốc
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một thông tin của học viện bác sĩ gia đình Mỹ cho biết béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
6. Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn sẽ cao hơn nếu bạn bị 1 trong số các bệnh sau:
- Bị huyết áp cao mức trên 140/90 mmHg
- Cholesterol cao
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không phải ở cấp độ tiểu đường
- Nồng độ triglyceride từ 250 trở lên
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ sinh con có trọng lượng khoảng từ 3kg6 trở lên, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
7. Biến chứng nguy hiểm lâu dài
Không kiểm soát tốt đường huyết sẽ bị biến chứng ở mắt như đục thủy tinh thể
Ở người bị bệnh tiểu đường, insulin không được dùng hiệu quả khiến lượng glucose máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Về lâu dài, sự rối loạn này gây ra biến chứng tức thời lẫn mãn tính, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Lối sống thiếu lành mạnh và tâm lý chủ quan với bệnh đái tháo đường (tiểu
đường) sẽ khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng như :
- Các bệnh tim mạch: Gồm có nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực bị bệnh
động mạch vành.
- Biến chứng tổn thương thần kinh: Bị đột quỵ, chân bị mất cảm giác, Chứng
mất trí nhớ Alzheimer’s
- Biến chứng ở mắt: Mù lòa vĩnh viễn, bệnh cườm nước, đục thủy tinh thể.
- Biến chứng ở thận: Suy thận cấp tính, Bệnh thận mạn, phù nề ở chân.
Hiện nay, y học Việt Nam vẫn chưa có cách điều trị bệnh tiểu đường triệt để. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế được tác hại của bệnh xuống mức thấp nhất. Có thể hạn chế dấu hiệu bệnh bằng thuốc, nhưng điều quan trọng là người bệnh tự ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe và có chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.
Xem thêm