Cách để kiểm soát đường huyết và cân bằng trọng lượng cơ thể

04/02/2020 | 601 |
0 Đánh giá

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thường khó có thể duy trì lối sống hàng ngày. Thay vào đó trong các dịp nghỉ lễ còn khiến chúng ta ăn uống thả phanh, không kiểm soát, lười tập luyện thể dục thể thao, dễ căng thẳng, stress . . . Đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc kiểm soát đường huyết và cân nặng là yêu tố vô cùng quan trọng. 

1. Chỉ số đường huyết sẽ thay đổi nhanh chóng trong vòng 6 ngày đầu tiên

Cơ chế phát sinh gây bệnh tiểu đường

   Trong một chế độ ăn uống bình thường, tỷ lệ năng lượng của chất béo là khoảng 25 - 30%. Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu tiêu thụ chất béo quá nhiều và liên tục trong vòng 6 ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ bắp. Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ đường trong máu tăng lên bất thường. Nguyên nhân gây ra là do các insulin không hoạt động tốt khiến các glucose ( nguồn năng lượng trong tế bào và cơ bắp không được đưa vào các cơ quan trong cơ thể như gan, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên.

   Hiện nay, 1 nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Virginia đã cho thấy việc ăn quá nhiều chất béo chỉ trong 6 ngày sẽ làm phát sinh các bất thường trong cơ chế 

2. Lượng mỡ trong tế bào tăng quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng insulin

Lượng mỡ tăng cao gây ảnh hưởng đến chức năng insulin

   Ở người béo phì cơ chế vận chuyển, chuyển hóa đường có nhiều hạn chế. Số lượng insulin ở màng tế bào suy giảm. Chức năng từng thụ thể đơn lẻ bị suy yếu, chức năng truyền tín hiệu vào bên trong tế bào của thụ thể bị tổn thương. Điều này khiến chất đề kháng insulin được sản sinh, đường trong máu khó được chuyển vào tế bào. Đây chính là hiện tượng kháng insulin và làm tăng lượng đường trong máu

  Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu liên tục ăn chế độ nhiều chất béo chỉ trong vòng 6 ngày, quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể sẽ xấu đi và insulin sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. 

3. Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học

  Chúng ta thường có xu hướng ăn quá nhiều và ít tập thể dục trong những ngày nghỉ lễ nên rất dễ bị tăng cân. Vì vậy, ăn uống đúng cách và tập thể dục thường xuyên giúp chúng ta tránh việc tăng cân quá mức và duy trì cân nặng của cơ thể. Theo Mayo Clinic – trung tâm y tế tổ chức phi lợi nhuận, vận động cơ thể là điều cần thiết để đạt được mục tiêu cân bằng trọng lượng cơ thể. Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và tăng năng lượng trong cơ thể. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp chúng ta kiểm soát cân nặng và lượng đường huyết trong máu. Khi bạn bắt đầu một ngày mới với bữa ăn sáng lành mạnh cơ thể sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu bỏ qua bữa ăn sáng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng lưu trữ chất béo.

   Chính vì vậy nên kết hợp ít nhất năm khẩu phần trái cây và rau vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Những thực phẩm này, ít calo và giàu chất dinh dưỡng, giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết. Hạn chế dung nạp đồ uống có đường (như nước ngọt, nước trái cây, đồ uống có ga . . .) 

4. Những cách để kiểm soát cân nặng và đường huyết

Những phương pháp tránh rối loạn kiểm soát đường huyết tốt

a/ Lên kế hoạch sinh hoạt

   Vào những dịp nghỉ lễ, chúng ta thường có thói quen sinh hoạt không điều độ và thường xuyên bỏ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Vì vậy, chúng ta luôn cần có một kế hoạch cụ thể hoàn thành các công việc để tránh dẫn đến tình trạng lo lắng căng thẳng. Cụ thể là đặt ra các đầu mục như : Làm gì? Ở đâu? Khi nào và đảm bảo thời gian cho việc sinh hoạt ăn uống đúng giờ và tập thể dục đều đặn. Từ đó xây dựng được một thói quen lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng

b/ Duy trì thói quen sinh hoạt ăn - ngủ điều độ

Nếu chúng ta duy trì các thói quen sinh hoạt một cách đều đặn, thì từ đó đồng hồ sinh học sẽ tự điều chỉnh sự tiết hormone và các hoạt động sinh lý, cũng như giúp giấc ngủ của chúng ta được ngon và sâu hơn.

c/ không ăn đêm

Trung bình cơ thể mỗi chúng ta sẽ mất 2 - 3 giờ đồng hồ để thức ăn có thể tiêu hóa và hấp thụ. Nếu ta ăn đêm sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa của dạ dày, tác động đến các chức năng của vỏ não và gan. Từ đó dễ dẫn đến ăn quá nhiều, khiến cơ thể thiếu ngủ, gây béo phì.

d/ Tuyệt đối không bỏ bữa sáng

Ăn sáng sẽ giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn trong ngày. Ngoài ra, nếu bạn bỏ bữa sáng và để cơ thể đói sẽ dễ khiến bị ăn quá nhiều, làm tăng nguy cơ gây béo phì. 

e/ Không nên căng thẳng

Căng thẳng sẽ gây ra các tác hại không mong muốn như suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp, điều này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết và huyết áp. Ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu và không tập thể dục cũng có thể gây căng thẳng, mệt mỏi

f/ Duy trì tập luyện thể dục thể thao 

 Chúng ta nên duy trì rèn luyện thể dục hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tự nhiên để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Người có thói quen tập luyện hàng ngày thường có được giấc ngủ chất lượng tốt. Ngoài ra, việc thường xuyên vận động cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu và huyết áp, và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

g/ Tránh đồ uống có cồn

  Có thể bạn chưa biết, trong rượu cũng chứa rất nhiều calo, khi uống nhiều rượu sẽ khiến cơ thể tăng sự thèm ăn điều này sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì tăng cao. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường khi uống quá nhiều rượu sẽ dễ bị nguy cơ hạ đường huyết đột ngột do rượu. Nếu bạn uống rượu, hãy đặt giới hạn cho bản thân và tránh uống quá nhiều. Chỉ nên uống trung bình khoảng 20gram mỗi ngày, tương đương với 1 chai bia 500ml và 180ml rượu.

h/ Ăn những thực phẩm lành mạnh

  Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn. Để có chế độ ăn uống khoa học, chúng ta nên chuẩn bị đồ ăn tại nhà hoặc lựa chọn những đồ ăn lành mạnh


Tin tức liên quan

Bình luận