Tiểu đường mãi không ổn định là do đâu?

14/05/2021 | 508 |
0 Đánh giá

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định thế kỉ 21 là thế kỉ của bệnh nội tiết và chuyển hóa, trong đó bệnh đái tháo đường thực sự là một thách thức lớn với nhân loại, cứ 1 phút trôi qua lại có khoảng 6 người tử vong do đái tháo đường trên toàn cầu.
Điều cốt lõi trong điều trị tiểu đường là duy trì ổn định lượng đường trong máu, tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mục tiêu này. Vậy đâu là nguyên nhân khiến việc điều trị tiểu đường không có hiệu quả?

  1. Uống thuốc tiểu đường rồi thì có thể ăn uống thoải mái

Hiện nay vẫn có một bộ phận bệnh nhân tiểu đường có suy nghĩ “uống thuốc điều trị tiểu đường rồi thì không cần hạn chế ăn uống nữa”. Đây là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm và là nguyên nhân khiến cho người bệnh dù bỏ ra bao nhiêu tiền điều trị cũng không thu được kết quả.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường không phải kiêng khem đến mức quá khó khăn mà không thể áp dụng được. Hiện nay các loại thuốc giảm đường huyết ngày càng được cải tiến tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không nên nghĩ vì có thuốc tốt nên có thể ăn thoải mái rồi uống thuốc là được.
Một số truờng hợp bị đái tháo đường nhẹ, giai đoạn đầu đôi khi có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần dùng thuốc, chỉ cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.
Việc ăn uống theo sở thích dễ làm đường huyết không ổn định, tăng cao ngay sau bữa ăn, hạ thấp lúc xa bữa ăn sẽ làm bệnh diễn biến nặng hơn, nhanh biến chứng hơn, cho dù có dùng thuốc giảm đuờng huyết.

Đặc biệt là rượu bia và các chất kích thích, đây là những thứ người tiểu đường nên tránh xa nếu muốn có một sức khỏe ổn định.

  1. Đã bị tiểu đường thì phải kiêng hoàn toàn tinh bột và đồ ngọt

Tinh bột hay chất bột đường là một nhóm dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể giúp sản sinh năng lượng và duy trì các hoạt đống sống. Vì vậy, cho dù có bị tiểu đường thì vẫn cần bổ sung tinh bột và các loại thực phẩm chứa đường để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, khi bị hạ đường huyết sâu nên ăn ngay chút đồ ngọt để cân bằng lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, ăn bao nhiêu tinh bột là đủ và lựa chọn các loại đồ ăn có đường như thế nào để đảm bảo duy trì đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường là điều cần lưu ý:

  • Thông thường, người tiểu đường cần khoảng 45–60g tinh bột trong một bữa ăn. Lượng tinh bột có thể cần nhiều hoặc ít hơn tùy vào tình trạng tiểu đường của mỗi người. Bệnh nhân tiểu đường nên đo chỉ số đường huyết trước và sau bữa ăn để có thể xác định được chính xác lượng thức ăn cần thiết cho mỗi bữa.
  • Người tiểu đường cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tốt nhất nên chia thành 5-6 bữa/ngày và cách nhau khoảng 2 – 3 giờ/ bữa.  
  • Trái cây là một loại thực phẩm cung cấp đường tự nhiên và còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những loại trái cây tốt cho người tiểu đường là: bưởi, cam quýt, bơ, dâu, ổi, táo, lê,… Còn các loại trái cây chứa nhiều đường như: chuối chín, sầu riêng, mít, vải, xoài chín,… thì cần hạn chế ăn để tránh đường huyết tăng cao sau ăn.
  • Ngoài ra, các loại bánh kẹo ngọt người tiểu đường cũng có thể ăn được nhưng không nên ăn nhiều. Hiện nay cũng đã có rất nhiều loại bánh ít đường và bánh dành riêng cho người tiểu đường, đây cũng là lựa chọn tốt khi thèm đồ ngọt.

  1. Không đo chỉ số đường huyết thường xuyên

Lượng đường trong máu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đồ ăn thức uống, thuốc điều trị, môi trường, cảm xúc,… do đó, để kiểm soát tốt đường huyết thì mỗi người bệnh cần chủ động kiểm tra đường huyết thường xuyên. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ được mối tương quan giữa nồng độ đường trong máu với các loại thức ăn, các bài tập thể dục đang thực hiện, các loại thuốc đang sử dụng hoặc các yếu tố lối sống khác như: stress, ốm đau,…

Phát hiện sớm các trường hợp đường huyết quá cao hoặc quá thấp giúp đưa ra hướng điều trị phù hợp và những thay đổi cần thiết để có kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, chỉ số HbA1C cũng là một thước đo tổng quát để đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường, do vậy, nên đi đo chỉ số này định kì 2-3 tháng/lần.

  1. Không nắm được mục tiêu điều trị

Tuy mắc bệnh tiểu đường nhưng nhiều người vẫn không xác định được mức đường huyết cần đạt được là bao nhiêu, điều này ảnh hưởng lớn tới kết quả của quá trình điều trị.

Đối với những đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết là:

  • Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL)
  • Chỉ số đường huyết sau bữa ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
  • giá trị HbA1C < 7%

Với người bình thường, chỉ số đường huyết có giá trị an toàn sẽ nằm trong ngưỡng sau:

  • Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói nhỏ hơn 100 mg/dL ( < 5,6 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau bữa ăn nhỏ hơn 140 mg/dL ( 7,8 mmol/l)
  • Giá trị HbA1C < 5,7%

Các giá trị này ở người cao tuổi (>65 tuổi) thường sẽ cao hơn.

  1. Chỉ uống thuốc điều trị tiểu đường là đủ

Theo nghiên cứu, có tới 80% người bệnh tiểu đường đi kèm mỡ máu cao và huyết áp cao; 70% người tiểu đường tử vong do biến chứng về tim mạch , đây là những con số báo động với những người chỉ quan tâm hạ đường huyết mà không để ý tới các chỉ số khác.

Vì tiểu đường là bệnh về rối loạn chuyển hóa glucose cho nên dễ dẫn đến những rối loạn khác trong cơ thể.
Khi đường huyết trong máu tăng cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-c (một loại mỡ máu xấu) tại gan, làm gan không thể loại bỏ được cholesterol, dẫn tới tình trạng cholesterol sẽ không ngừng tăng cao trong máu. Thêm vào đó, khi đường huyết tăng cao, độ nhớt của máu tăng sẽ làm tăng sự lắng đọng và bám dính của tế bào mỡ vào thành mạch, tạo nên các mảng xơ vữa và làm cho thành mạch bị hẹp dần lại.
Bên cạnh đó, lượng glucose huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. 

Thuốc điều trị tiểu đường chỉ có công dụng làm giảm đường huyết chứ không thể đồng thời giảm cholesterol cũng như hạ huyết áp cho bệnh nhân. Do vậy, chúng ta cần kết hợp nhiều biện pháp để duy trì các chỉ số ở mức an toàn.

Nắm được thực trạng này, VINACAO đã nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường với công thức gồm dây thìa canh lá to – một loại dược liệu được nghiên cứu là tốt nhất cho người tiểu đường, kết hợp với các dược liệu quý khác, giúp:

  • Hạ và ổn định đường huyết
  • Phục hồi tuyến tụy, tăng tiết và tăng hoạt lực lnsulin
  • Giảm hấp thu đường từ ruột vào máu
  • Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
  • Giúp hạ mỡ máu, giảm cholestrol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
  • Giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch

Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên và công nghệ sản xuất hiện đại, VINACAO cam kết mang đến các sản phẩm an toàn, hiệu quả cho người tiểu đường. Kết quả đã được kiểm chứng với hơn 10000 bệnh nhân tin tưởng sử dụng sản phẩm của VINACAO đã ổn định được tiểu đường ở mức 6,5 – 7 mmol/L và gắn bó trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, VINACAO còn có các sản phẩm giúp tăng cường chức năng gan và hỗ trợ giảm mỡ máu, giúp nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

Để được Bác sĩ tư vấn trực tiếp về tình trạng tiểu đường, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1800 64 64 50 (miễn cước) và nhận phương pháp điều trị hiệu quả.


Tin tức liên quan

Bình luận