Cảnh báo - rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường

18/02/2020 | 614 |
0 Đánh giá

Rối loạn lipid máu và đái tháo đường là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỉ lệ tử vong biến chứng tim mạch. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường cần phải điều trị tích cực rối loạn lipid máu để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 58 của Hiệp hội tiểu đường Nhật bản được tổ chức từ ngày 21 – 24 tháng 5 năm 2015, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường.

1. Rối loạn Lipid máu là gì?
  Rối loạn Lipid máu hay còn gọi là mỡ máu cao có biểu hiện đặc trưng là tình trạng cholesterol trong máu cao. Cholesterol là một dạng chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần hấp thu từ thức ăn. Cholesterol cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất vitamin. Tuy nhiên khi dư thừa choslesterol trong máu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt dư thừa Triglycerid và LDL-c (còn gọi là cholesterol xấu).

2. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường 

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường gây nên các biến chứng nguy hiểm

  Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid. Vì thế lâu dần sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid máu. Khi rối loạn chuyển hóa lipid máu lâu ngày cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa glucid. Vì vậy hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

  Theo thống kê lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường hầu hết có mỡ máu cao. Đái tháo đường là điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mạch máu. So với những người cùng tuổi thì người đái tháo đường gặp phải tổn thương mạch máu nhiều gấp 10 lần những người không mắc bệnh. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid máu.

  Rối loạn lipid máu ở bệnh tiểu đường là do một số yếu tố như vậy :

  • Chuyển hóa không bù.
  • Béo phì.
  • Phản ứng bất lợi sau khi uống một lượng lớn thuốc nhất định (thuốc chẹn bêta, thuốc lợi tiểu, androgen, corticosteroids toàn thân, progestin, ức chế miễn dịch, AIP).
  • Tăng lipid máu di truyền.
  • Bệnh đồng thời (thường gặp nhất với bệnh tiểu đường – đó là suy giáp).

  Tại sao bệnh tiểu đường bị trục trặc trong việc trao đổi lipoprotein và chylomicrons? Sau khi ăn, chất béo trung tính (chất béo ăn được) cùng với cholesterol được hấp thu bởi ruột non và được đưa vào hạt nhân của các chylomicron mới nổi xâm nhập vào hệ bạch huyết, và sau đó chúng được lưu thông qua tĩnh mạch rỗng trên.

  Trong lớp mao mạch, các cơ của chylomicra và mô mỡ được kết nối với các enzyme lipoprotein lipase. Kết quả là, các axit béo tự do được giải phóng.

  Tình trạng đề kháng insulin, ảnh hưởng của insulin lên chuyển hóa việc sản xuất, chuyển hóa các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid như: các loại apoprotein, enzym lipoprotein lipase, enzym cholesteryl ester transfer protein.

  Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường bị tăng Triglycerid và ít gặp giảm HDL-C hơn. Việc kiểm soát tốt đường máu ở nhóm bệnh nhân này cũng giúp kiểm soát khá tốt các rối loạn mỡ máu.

  Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-C,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C. Ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-C trở nên nhỏ hơn về kích thước. Điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa.

  Bản thân rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

  Chính vì vậy rối loạn chuyển hóa lipid máu trên bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là biến chứng về tim mạch.

3. Triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh tiểu đường

Đau đầu chóng mặt là một trong những triệu chứng của rối loạn lipid máu

Triệu chứng rối loạn lipid máu ban đầu không rõ ràng nên người mắc có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác, thậm chí là không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh biến chứng sang xơ vữa động mạch, nó có thể gây ra một số triệu chứng sau :

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
  • Chân tay lạnh, tê bì
  • Đau thắt ngực, khó thở

  Rối loạn lipid máu thường rất khó phát hiện thông qua các triệu chứng. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Từ đó phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

4. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường tăng gấp 2 – 4 lần

Người tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

  Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các bệnh về tim mạch gấp 2 – 4 lần người bình thường, bệnh về tim mạch xếp thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Nhật bản. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là rối loạn lipid máu do bệnh tiểu đường.

  Gần đây, các hướng dẫn được thông báo từ Nhật bản và Hoa kỳ đưa ra đều không đặt hạn chế về lượng cholesterol ăn vào. Một đề xuất mới được công bố tháng 5 năm 2015 theo tiêu chuẩn ăn uống của Nhật Bản cũng đã khuyến khích rằng “hạn chế lượng cholesterol là không cần thiết”.

  Theo Hội xơ vữa động mạch Nhật Bản (Japan Atherosclerosis Society) thì hướng dẫn này chỉ hướng đến những người khỏe mạnh. Những người béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân bị tăng triglyceride máu thì cần thiết phải giới hạn khẩu phần hấp thụ hằng ngày, bệnh nhân bị cao huyết áp cần chú ý hơn đến lượng acid béo bão hòa và cholesterol.

5. Cách điều trị và ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa lipid để cải thiện lối sống

  5.1. Liệu pháp dinh dưỡng.

  Hạn chế thức ăn chứa Cholesterol. Cholesterol từ thực phẩm chủ yếu từ nguồn thịt động vật có thể làm tăng cholesterol máu. Do vậy nên ăn dưới 200mg cholesterol/ngày. Nguồn gốc cholesterol từ: lòng đỏ trứng, gan và các nội tạng khác, thịt nhiều mỡ , da của gia cầm, sản phẩm giàu chất béo từ sữa (sữa toàn phần, cream, pho-mat).

  5.2. Hoạt động thể lực

Thường xuyên tập thể lực có thể giúp cải thiện nồng độ LDL.C, HDL.C và Triglyceride. Thời gian ít nhất 150 phút/tuần, trung bình 30-45 mỗi ngày, khoảng 5 buổi /tuần. Đối bệnh nhân ĐTĐ cần kiểm tra điện tim và soi đáy mắt trước khi bắt đầu liệu trình tập. Tần số tim thích nghi theo độ tuổi, khoảng 50-70% tần số tim tối đa (bệnh nhân 60 tuổi, tần số tim thích hợp = (220-60) x 50% = 80 đến 110 lần/phút.

  5.3. Giảm cân

Giảm cân có thể làm giảm cholesterol máu. Nên duy trì mức cân nặng lý tưởng và hạn chế béo dạng nam dành cho người Nam Á, BMI không quá 23. Vòng bụng nam giới không quá 90 cm, nữ giới không quá 80 cm.

6. Kiểm soát đường huyết và mỡ máu

Kiểm soát đường huyết và mỡ máu giúp hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường

  Cần kiểm soát đồng thời đường huyết và mỡ máu để hạn chế được nguy cơ biến chứng của bệnh. Ngoài kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, cần kiểm tra định kỳ cholesterol máu để điều trị kịp thời. Hiện nay xu hướng sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị đái tháo đường rất được quan tâm và an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

 


Tin tức liên quan

Bình luận