Hội chứng thắt lưng hông.
Hội chứng thắt lưng hông có 2 hội chứng thành phần bao gồm hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh. Khám hội chứng thắt lưng hông là phương pháp thực hiện nhằm phát hiện triệu chứng của 2 hội chứng trên, từ đó đưa ra chẩn đoán xác định.
1. Hội chứng thắt lưng hông là gì?
Ở vùng cột sống thắt lưng của mỗi người, các rễ dây thần kinh tủy sống từ L1 đến L5 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi cột sống hoặc đĩa đệm ở vùng thắt lưng bị tổn thương sẽ làm tổn thương các rễ dây thần kinh, gây ra hội chứng thắt lưng hông (còn gọi là hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng).
Hội chứng thắt lưng hông là một tổn thương kết hợp bởi 2 hội chứng nhỏ hơn là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Đây là tình trạng bệnh lý liên quan tới các rễ thần kinh, các dây thần kinh tủy sống tại vùng thắt lưng và đoạn cuối của tủy sống (vùng tủy cùng).
2. Triệu chứng điển hình của hội chứng thắt lưng hông

Lưng bị gù là triệu chứng của hội chứng cột sống
Khi mắc hội chứng thắt lưng hông, bệnh nhân thường có triệu chứng của các hội chứng phối hợp (hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh). Trong đó, mỗi hội chứng lại có nhiều triệu chứng khác nhau như:
2.1 Hội chứng cột sống
- Đau cột sống thắt lưng: Có thể đau đột ngột, đau sau chấn thương hoặc đau xuất hiện từ từ. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một số đốt sống nhất định, đau dữ dội hoặc âm ỉ, khi ấn trên các mỏm gai các đốt sống sẽ thấy đau chói ở đốt sống bị bệnh;
- Cột sống bị biến dạng: Biểu hiện ở tình trạng thay đổi đường cong sinh lý, mất ưỡn hoặc giảm ưỡn cột sống thắt lưng, bị gù hoặc lệch vẹo cột sống;
- Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: Hạn chế các động tác cúi người, ngửa người, nghiêng hoặc xoay cột sống.
2.2 Hội chứng rễ thần kinh
- Đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh và triệu chứng đau nhức buốt như bị mưng mủ. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi và giảm khi nghỉ ngơi. Có người bị đau liên tục ở mọi tư thế;
- Tê bì tay chân, mất cảm giác, giảm khả năng đi lại, lao động và sinh hoạt;
- Có dấu hiệu căng rễ thần kinh: Phát hiện bằng cách khi ấn trên đường cạnh sống ngàn điểm giữa của khe gian đốt thì bệnh nhân thấy đau.
3. NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng đau thắt lưng hông. Trong đó, phải kể đến một số nguyên nhân chính như sau:
3.1. Nguyên nhân cơ học
Đau thắt lưng từ nguyên nhân cơ học có thể do bong gân, tổn thương ở vị trí cột sống thắt lưng, bê vật nặng, vận động sai tư thế. Hội chứng này thường thấy ở những người tham gia các hoạt động thể thao mạnh ở vùng cơ lưng, hay khuân vác hay đơn giản là do ngồi sai tư thế lâu ngày.
Khuân vác nặng cũng là một trong những nguy cơ gây tổn thương cột sống thắt lưng
3.2. Do viêm cột sống dính khớp
Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng đau thắt lưng về sáng hoặc đêm, kèm theo vận động cột sống khó khăn thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp.
3.3. Thoát vị đĩa đệm
Những áp lực khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát vị sẽ gây kích thích và viêm rễ thần kinh. Theo thời gian, khi bao xơ ngoài đĩa đệm bị rách, dịch tràn từ đĩa đệm ra ngoài, tạo nên áp lực chèn ép các rễ dây thần kinh, khiến lưng hông bị đau.
4. Điều trị hội chứng thắt lưng hông theo Y học cổ truyền
Đây là phương pháp điều trị an toàn cho những trường hợp bệnh xuất hiện do tuổi tác và ảnh hưởng của công việc. Tuy nhiên, cách chữa này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, chăm chỉ thực hiện. Phương pháp không áp dụng với các trường hợp bị nhiễm trùng cột sống.
- Kỹ thuật điều trị: Thực hiện xoa bóp, bấm các huyệt như: Đại trường du, thứ liêu, huyết khích, ngọc trụ,… Người bệnh cần đến các cơ sở Y học cổ truyền uy tín để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
- Sử dụng các bài thuốc có nguồn dược liệu an toàn. An khớp xà. thành phần chính từ cao rắn hổ mang sự kết hợp giữa bài thuốc đông y thế hệ hai mang lại nhiều hiệu quả không tác dụng phụ
5.CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CẢI THIỆN HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG
Để làm được điều đó, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lao động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức, cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng hợp lý.
- Nên nằm giường cứng, tránh nằm võng hay đệm có độ lún quá sâu.
- Tránh vận động mạnh ở vùng thắt lưng và hai chân.
- Luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi hoặc vận động.
- Không ngồi, đứng quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng nên đi lại để cơ thể được giải phóng.
Cách phòng bệnh tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, bổ sung thêm vitamin tổng hợp nhóm B, canxi, vitamin D3… giúp nâng cao sức khoẻ xương khớp.
GỌI NGAY 088 951 3333-ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XƯƠNG KHỚP
Xem thêm