Ăn 1 đến 2 bát cơm mỗi ngay giúp giảm tình trạng béo phì
Trong một cuộc khảo sát quốc tế của nhóm chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ ở 136 quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng : “ Những quốc gia tiêu thụ nhiều gạo giảm nguy cơ béo phì ”. Ăn 150gram gạo mỗi ngày ( khoảng 2 bát, 530 kcal ) có thể giảm nguy cơ béo phì. Tại những quốc gia phương Tây cũng đang áp dụng thói quen ăn uống tập trung vào cơm để cải thiện tình trạng béo phì đang gây các hội chứng chuyển hóa nguy hiểm.
1. Những quốc gia tiêu thụ nhiều gạo giảm nguy cơ béo phì
Thừa cân - béo phì ảnh hưởng nguy hiểm đến đời sống sức khỏe
Người Đông Á thường ít bị béo phì hơn so với người Phương Tây, có lẽ bởi vì họ ăn nhiều cơm. Trái với trực giác của chúng ta cho rằng cơm là một loại thực phẩm giàu carbohydrate - thứ nhiên liệu sẽ bị phân giải thành đường sau khi vào cơ thể và khiến bạn tăng cân – một số nhà nghiên cứu bây giờ cho biết ăn cơm có thể giúp ngăn ngừa béo phì.
Béo phì có thể được ngăn chặn bằng việc ăn thêm cơm gạo, theo một nghiên cứu được trình bày gần đây tại Hội nghị châu Âu về béo phì được tổ chức tại Glasgow. Các chuyên gia nhận thấy những người theo chế độ ăn Nhật Bản hay chế độ ăn kiểu châu Á có ít khả năng mắc bệnh béo phì hơn những người sống ở các quốc gia có mức tiêu thụ gạo thấp.
Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Tomoko Imai cùng đồng nghiệp tại Đại học Doshisha, Nhật Bản đã thực hiện khảo sát quốc tế thực hiện trên 136 quốc gia cho thấy ở những quốc gia ăn nhiều gạo (trung bình 150g/ngày) tần suất béo phì thấp hơn những quốc gia ăn ít gạo (trung bình 14g/ngày). Thông tin chi tiết được trình bày tại Hội nghị thường niên của Văn phòng Hỗ trợ tị nạn Châu Âu (European Asylum Support Office (EASO) tại Glasgow, Vương quốc Anh.
Theo EASO, trong toàn bộ số người lớn trên thế giới, có hơn 300 triệu đàn ông và gần 300 triệu phụ nữ mắc bệnh béo phì. Trong số người lớn trên 20 tuổi, hơn 37% bị thừa cân và 15% béo phì. Thừa cân và béo phì ảnh hưởng 47% đến bệnh tiểu đường tuýp 2, 23% đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và 43% đến bệnh ung thư. Hơn 2,8 triệu người tử vong hàng năm do thừa cân và béo phì và đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm toàn cầu.
Vì vậy, thế giới có thể học người Châu Á kiểm soát béo phì bằng cách ăn một lượng vừa phải cơm gạo. Đưa ra những lý do có thể giải thích tại sao cơm gạo có thể giúp ích, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết loại lương thực truyền thống của Châu Á chứa rất ít chất béo. "Gạo cũng có thể còn giữa được chất xơ, chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật khác nếu xát nguyên cám, tất cả có thể làm tăng cảm giác no và ngăn ngừa mọi người ăn quá nhiều".
2. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên tiêu thụ lượng gạo vừa đủ
Hấp thu 50gram gạo mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì
Giáo sư Tomoko Imai đã nói rằng: “Bằng cách tiêu thụ gạo đúng cách, tình trạng béo phì có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên cũng có các báo cáo ghi rằng ăn quá nhiều gạo làm tăng nguy cơ phát triển các hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2. Do đó nên chú ý không hấp thu quá nhiều gạo”.
Khi nấu 150gram gạo tương đương khoảng 2 bát cơm thì lượng calo người đó hấp thu khoảng 530 kcal, bên cạnh đó lượng gạo hấp thu chỉ cần 50g/ngày có thể giảm 1% nguy cơ béo phì. Từ đó, nhóm nghiên cứu ước tính số người lớn trên 18 tuổi mắc béo phì trên thế giới có thể giảm từ 650 triệu xuống còn 643,5 triệu người.
Giáo sư Imai cũng chỉ ra rằng: “Có ý kiến cho rằng tỷ lệ người béo phì thấp ở các quốc gia ăn cơm như một loại lương thực chính. Vì vậy, Nhật Bản và các quốc gia châu Á ăn gạo là chính nên sẽ giúp ngăn ngừa béo phì. Mọi người nên ăn gạo để kiểm soát béo phì vì tình trạng béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới”.
Trong nghiên cứu lần này, mối quan hệ giữa tiêu thụ gạo và béo phì chưa được làm sáng tỏ ở cấp quốc gia, vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng cần điều tra thêm. Thực tế tồn tại nhiều nghiên cứu cắt ngang với các kết quả gây nhiễu nhưng mối quan hệ giữa tiêu thụ gạo và béo phì đã được chứng minh ngay cả sau khi điều chỉnh lối sống con người và các yếu tố kinh tế xã hội.
Các nhà nghiên cứu đã hướng đến các nghiên cứu dài hạn để chứng minh rằng ăn gạo có thể cải thiện tỷ lệ béo phì ở mỗi cá nhân.
Các chuyên gia kết luận : " Tỷ lệ béo phì thấp hơn đáng kể ở các quốc gia tiêu thụ nhiều gạo, ngay cả khi các chỉ số về đời sống và kinh tế xã hội là như nhau."
" Nghiên cứu mới này là công trình đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng chúng ta có thể ngăn chặn béo phì bằng cách ăn thêm một lượng vừa phải "
Xem thêm