Tỏi đen có tác dụng với người tiểu đường như thế nào ?

06/02/2020 | 664 |
0 Đánh giá

Từ xa xưa, tỏi được biết đến là một phương thuốc tự nhiên mà vô cùng hiệu quả để chữa các bệnh như cảm cúm, nhiễm trùng. . . Tuy nhiên, tỏi lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu. Và để khử mùi nồng, các nhà khoa học đã thực hiện quá trình lên men tỏi tươi tạo ra tỏi đen thành công. 

1. Tỏi đen có tác dụng đối với người bệnh tiểu đường như thế nào ?

Tỏi đen hiện nay được giới thiệu như một “siêu thực phẩm”, rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Vậy cơ chế tác động của tỏi đen đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm dưới đây nhé :

    1.1 Tỏi đen giúp kiểm soát lượng đường trong máu

 - Trong tỏi đen có chứa hoạt chất Isoleucine là chất tạo năng lượng và sản xuất ra hemoglobin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý (Hemoglobin_ phụ trách vận chuyển oxy trong máu).

  - Trong tỏi đen bao gồm quét gốc tự do rất tốt, đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh hiểm nghèo (như : tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch. . .)

  - Tăng cường khả năng miễn dịch góp phần tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong máu

  - Có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa và giảm biến chứng tiểu đường, điều trị tăng huyết áp, cải thiện chức năng gan

   Một nghiên cứu cho thấy rõ về tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường được thực hiện ở trên mô hình động vật (ở loài chuột 3 tuần tuổi, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2) cho kết quả

  •  Sau khi ăn 2h giảm 17,9% ~ 26,2% nồng độ Glucose trong máu.
  • Nồng độ insulin tăng đáng kể ở nhóm chuột uống chiết xuất tỏi đen với hai nhóm đối chứng.
  • Tỏi đen giảm nổng độ Cholesterol, Triglycerid huyết thanh hơn nhiều lần hơn tỏi thường và nhóm không sử dụng tỏi.
  • Tỏi đen giúp tăng HDL- cholesterol (loại cholesterol tốt cho cơ thể) hơn tỏi thường.

 

Tỏi đen giúp cân bằng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

    1.2. Tỏi đen giúp phòng chống bệnh ung thư

 Trong tỏi đen có chứa hợp chất Polyphenol, hợp chất này có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư. Các chuyên gia nghiên cứu chứng minh rằng trong tất cả các loại thảo dược thì hợp chất Polyphenol trong tỏi đen là cao nhất.

   1.3. Phá hủy gốc tự do trong huyết tương và giảm cholesterol trong máu

  Sau quá trình lên men, hai hợp chất S-Allylsysteine và Amino acid cysteine kết hợp tạo thành một chất kết tủa giúp giảm cholesterol trong máu, đồng thời phá hủy các gốc tự do trong huyết tương. Từ đó, giúp phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường và cao huyết áp.

   1.4. Chống virus xâm nhập

 

Ăn tỏi đen hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng chống virus xâm nhập

  S-Allylsysteine trong tỏi đen giúp tăng cường hấp thu Allicin, đây là chất tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hoàn toàn phù hợp cho người cao tuổi có sức đề kháng yếu, mắc đái tháo đường lâu năm

   1.5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh hoại tử

 

Tỏi đen giúp loại bỏ các hoạt tính có hại 

  Trong tỏi đen có chứa các hợp chất giúp khử bỏ các hoạt tính có hại ( như : Glycation ) trong quá trình sản sinh ra insulin, giúp lưu thông máu tốt. Ngoài ra, glycation chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và bệnh hoại tử

2. Tỏi đen ngọt, có ảnh hưởng tới người tiểu đường không ?

  Khác hoàn toàn với tỏi tươi thông thường có vị hăng cay thì tỏi đen có vị ngọt thanh, mềm dẻo, dễ ăn như ô mai. Khá nhiều bệnh nhân tiều đường lo lắng rằng vị ngọt của tỏi đen có ảnh hưởng đến đường huyết.

 Trong quá trình lên men, xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh (như : methionin, cystein, methanethiol. . .) thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan trong nước ( như : S-allyl-L-cysteine, Alliin. . .)  các dẫn chất của Tetrahydro-β-carboline. Đây là những hợp chất rất quan trọng làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen. 

 Ngoài ra, các carbonhydrat lưu trữ bị phá vỡ để tạo thành đường đơn làm lượng đường trong tỏi tăng lên đem lại hương vị ngọt ngào cho tỏi đen. Đây là những hợp chất rất quan trọng làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được. Sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng Carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải thích tại sao tỏi đen có vị ngọt như ô mai. Vị ngọt này là đường Carbohydrate, hoàn toàn không ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu của người bệnh

 


Tin tức liên quan

Bình luận