Tuổi thọ trung bình của người tiểu đường
Bệnh tiểu đường được công nhận là bệnh quốc gia, và số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường cũng đang ngày một gia tăng. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, Chúng ta không thể trả lời chính xác người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, nhưng bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thông tin về bệnh. Mời bạn đọc đồng hành cùng Vinacao tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường là bao nhiêu?
Tiểu đường (đái tháo đường) một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Bệnh được chia thành 2 loại:
- Tiểu đường tuýp 1: Người bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin, chiếm dưới 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Tiểu đường tuýp 2: Chiếm khoảng 90% trên tổng số người mắc, nguyên nhân chính là do đề kháng với insulin hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin (chất làm giảm đường máu).
Việt Nam hiện được xếp vào 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Thống kê cho thấy, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20 -79) mắc bệnh này nhưng 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường...
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn và làm giảm tuổi đời của bệnh nhân tiểu đường. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, cứ 7 giây lại có một người tử vong do căn bệnh này.
Gần đây, Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ đã nghiên cứu và đưa ra một kết quả khảo sát mới được công bố cho thấy tuổi thọ trung bình của người tiểu đường ngắn hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong 40 năm qua, với những tiến bộ y học, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường đã tăng lên. Trong tương lai, “vấn đề tuổi thọ ngắn” do bệnh tiểu đường dự kiến sẽ giảm.
2. Người bệnh tiểu đường sống được bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường ngắn hơn 4,6 năm so với người bình thường
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã theo dõi và khảo sát hơn 30.000 người Mỹ trên 50 tuổi từ năm 1997 đến năm 2014. Mục đích của nghiên cứu là điều tra mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự suy giảm chức năng thể chất và mức độ độc lập trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí y khoa ” Diabetes Care ” do Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xuất bản.
Kết quả là, những người mắc bệnh tiểu đường tử vong sớm hơn 4,6 năm so với những người không mắc bệnh và trở ngại về “hoạt động sinh hoạt hàng ngày” (ADL) đã tiến triển sớm hơn 6 đến 7 năm. ADL đề cập đến các hoạt động cơ bản cần thiết cho cuộc sống như vận động, ăn uống, thay quần áo, bài tiết, tắm rửa. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng được chỉ ra là có tình trạng suy giảm ADL kéo dài 1 đến 2 năm.
Ngoài ra, những người đàn ông cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có tần suất bị trên 3 vấn đề suy giảm thể chất tăng lên 25 đến 30%, cao hơn 10 đến 13% so với những người đàn ông không mắc bệnh tiểu đường.
3. Giải pháp nâng cao tuổi thọ cho bệnh nhân tiểu đường
Nói chung, trong nhiều trường hợp, nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường không tăng do chính bệnh tiểu đường mà nhiều người chết vì biến chứng của bệnh tiểu đường và các bệnh do tiểu đường gây ra (các bệnh nghi ngờ có liên quan tới tiểu đường).
Mặc dù có một vài thay đổi trong nguyên nhân tử vong của người Mỹ theo từng năm, nhưng sau đây là 3 nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất: “ung thư” (u ác tính), “bệnh tim” (nhồi máu cơ tim, bệnh hẹp van tim ,…), “bệnh mạch máu não” (đột quỵ, bệnh tai biến mạch máu não). Trong đó, bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch máu não. Thêm nữa, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Do đó, khi nói về việc: “Tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường là bao nhiêu?”, thuật ngữ “ngắn ngủi” nói về tình trạng này ở bệnh nhân tiểu đường không bao giờ phóng đại. Nhưng như bạn có thể thấy, bị tiểu đường không có nghĩa là bạn sẽ có cuộc sống ngắn hơn, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Nói cách khác, nếu bệnh nhân biết cách điều trị thích hợp, thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện để giảm bớt các triệu chứng bệnh tiểu đường, có thể tránh được “căn bệnh dẫn đến cái chết”, và cũng có thể kéo dài tuổi thọ như những người khỏe mạnh.
Khi bệnh tiểu đường chuyển biến xấu, sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống (QOL) và làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Vì thế, trên hết, nên phòng ngừa và điều trị từ giai đoạn đầu, cải thiện lối sống ngay từ bây giờ, và đây chính là bí quyết để kéo dài tuổi thọ.
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường độ nhạy của insulin
Sau đây là phương pháp giúp nâng cao tuổi thọ tự nhiên cho bệnh nhân tiểu đường:
1. Điều trị đúng chỉ định:
- Luôn giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép (dưới 7mmol/l lúc đói và dưới 10mmol/l sau ăn 2 giờ).
- Cần uống thuốc đầy đủ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
2. Dinh dưỡng khoa học:
- Tăng cường chất xơ qua rau xanh và trái cây ít ngọt
- Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột (cơm, khoai, ngô, sắn…) và nhiều đường (bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, nước có gas…)
- Không ăn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao và chất béo động vật như gan, tim, phổi, cật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, bơ, dầu…
- Không uống rượu bia, đồ uống có cồn
- Chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
3. Ngủ đủ 8 tiếng:
Ngủ đủ giấc giúp hạn chế sự thèm ăn, tăng cân và tăng cường độ nhạy cảm của insulin. Nên tập thói quen đi ngủ vào cùng 1 thời điểm trong ngày và trước 11 giờ tối.
4. Tập luyện kiên trì:
Nên tập thể thao 30 phút/ngày với các bộ môn vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…, giúp đầu óc thư giãn, tăng cường miễn dịch và giúp đường huyết được kiểm soát tốt hơn.
Xem thêm