Cholesterol là gì? Có phải tất cả Cholesterol đều không tốt với cơ thể?
Cholesterol là nỗi ám ảnh của nhiều người nhưng không phải toàn bộ Cholesterol đều xấu. Vậy Cholesterol là gì, cần làm gì để kiểm soát lượng Cholesterol an toàn trong cơ thể?
1. Cholesterol là gì? Có những loại Cholesterol nào?
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.
Cholesterol là chất béo, không tan trong nước, nó được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein được sản xuất từ gan. Cholesterol gắn với hai loại lipoprotein chính, hình thành nên cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein cholesterol - LDL Cholesterol) và cholesterol gắn với lipoprotein tỉ trọng cao (high density lipoprotein cholesterol - HDL Cholesterol).
-
LDL Cholesterol đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch, chính vì vậy LDL – cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Hàm lượng LDL Cholesterol tăng có thể phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc người mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường.
-
HDL Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. HDL – Cholesterol đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, vì vậy được gọi là cholesterol “tốt”.
Hàm lượng HDL – Cholesterol giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân, béo phì...
*Triglyceride cũng là một loại chất béo nhưng có vai trò khác với cholesterol. Cơ thể sử dụng cholesterol để làm nguyên liệu hình thành nên tế bào và nội tiết tố, còn triglyceride được cơ thể sử dụng để tạo năng lượng.
Nếu cơ thể nhận được nhiều năng lượng hơn so với mức cần thiết, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành triglyceride dự trữ trong tế bào mỡ. Nếu nồng độ triglyceride cao sẽ làm gia tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe.
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không chỉ tìm hiểu về Cholesterol là gì thì bạn phải biết về chỉ số bình thường của chất này trong cơ thể. Hàm lượng Cholesterol trong máu bình thường và mức độ đánh giá khả năng nguy hiểm như sau:
Chỉ tiêu đánh giá |
Bình thường |
Ranh giới |
Nguy cơ cao |
Cholesterol toàn phần |
<200 mg/dL |
200 - 239 mg/dL |
>= 240 mg/dL |
Cholesterol HDL |
>= 60 mg/dL |
Nam: 40 - 59mg/dL Nữ: 50 - 59 mg/dL |
Nam: <40 mg/dL Nữ: <50 mg/dL |
Cholesterol LDL |
< 100 mg/dL |
130 - 159 mg/dL |
Nguy cơ: 100-129 mg/dL Nguy cơ cao: 160-189 mg/dL Nguy cơ rất cao: >=190 mg/dL |
2. Ý nghĩa của Cholesterol với cơ thể?
Việc tìm hiểu những vai trò cụ thể của Cholesterol là gì trong cơ thể sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hình dung hơn về chất này.
-
Cholesterol là nguồn sản xuất hormone steroid để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
-
Chất này còn đóng vai trò tổng hợp nên Cortisol để tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng hàm lượng đường trong máu.
-
Chất béo steroid Cholesterol còn là sản sinh ra hormone aldosterone để giữ nước và muối cho cơ thể.
-
Chất béo LDL làm nhiệm vụ gắn trực tiếp với các vi khuẩn, virus nguy, vô hoạt hóa độc lực để hạn chế khả năng hiểm gây hại cho cơ thể.
-
Chất lipid trong máu này còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
-
Cholesterol là thành phần không thể thiếu tạo nên tất cả các tế bào trong cơ thể bởi chất. Một hàng rào bảo vệ bền vững được tạo nên từ các “viên gạch” Cholesterol và lipid phân cực thông qua hoạt động cấu trúc màng tế bào.
-
Sự hình thành lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh (đóng vai trò ngăn cách các dẫn truyền xung thần kinh) không thể thiếu hợp chất Cholesterol.
-
Bên cạnh các vai trò nói trên thì Cholesterol còn tham gia vào quá trình sản xuất dịch mật tại gan để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
-
Nhờ các gốc tự do có trong lipid nên Cholesterol còn là chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể.
-
Trường hợp cơ thể sau phẫu thuật có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hoặc tế bào bị cắt, gan nhanh chóng sản xuất ra Cholesterol, theo máu đi khắp cơ thể để dọn sạch và làm lành tổn thương.
3. Cholesterol cao nguy hiểm như thế nào?
Cholesterol cao rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Sự tích tụ cholesterol trong máu có thể kết hợp với các chất khác và phát triển thành mảng bám. Mảng bám sau đó bắt đầu phát triển trong mạch máu, và hạn chế lưu lượng máu bình thường đi tới các cơ quan. Điều đó tạo ra nền tảng cho các tình trạng bệnh mãn tính và có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây là 5 bệnh liên quan đến cholesterol cao cần đề phòng:
- Suy tim
- Tai biến mạch máu não
- Xơ vữa mạch máu
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
Các biện pháp phòng tránh tăng cholesterol
Để phòng tránh nồng độ cholesterol cao nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh và thay đổi lối sống.
Các thức ăn tốt nên ăn là:
- Các nguồn protein tốt từ thịt nạc (thịt gà, cá,...).
- Thức ăn chứa nhiều chất xơ như: hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc nguyên hạt.
- Các thức ăn được chế biến bằng phương pháp nướng, hấp, luộc,... thay vì chiên xào.
Các thức ăn nên hạn chế ăn là:
- Thịt đỏ, nội tạng động vật, các thực phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo.
- Các thực phẩm chế biến chứa bơ ca cao, dầu cọ, dầu dừa.
- Các đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán như: khoai tây chiên, hành vòng, gà rán,...
- Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans.
Thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh:
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lí.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Sử dụng viên giảm mỡ máu Lipotan Vinacao: Sản phẩm có thành phần tự nhiên giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
Lipotan Vinacao giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Xem thêm