Mối liên hệ giữa suy giảm trọng lượng xương với người bệnh tiểu đường

12/05/2020 | 434 |
0 Đánh giá

  Theo tổ chức y tế thế giới cho biết người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị gãy xương với tần suất cao gấp 3-4 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, việc điều trị bệnh tiểu đường luôn được đặt lên hàng đầu để phòng ngừa tình trạng suy giảm khối lượng xương. Người bệnh kiểm soát đường huyết kém kéo theo nguy cơ gãy xương càng tăng cao. Để hiểu rõ mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm chức năng xương, hãy cùng An Khớp Xà đón đọc bài viết dưới đây mọi người nhé!

  Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y học Kyoto và Đại học Khoa học Sức khỏe tại Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu về cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới thực hiện lý giải vấn đề này.

1. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ gãy xương cao gấp 3~4 lần  

  Tầm quan trọng của cơ xương là điều không thể phủ nhận, nhưng cơ xương cũng có nguy cơ giảm do các nguyên nhân như: lão hóa, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt tình trạng cơ xương giảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường từ trước đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết.

  Do đó, để làm sáng tỏ cơ chế này, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y tế Kyoto và Đại học Khoa học Sức khỏe đã tiến hành nghiên cứu cơ chế giảm cơ xương trên đối tượng là các bệnh nhân tiểu đường Trung tâm y học Kyoto, nơi tập trung nhiều bệnh nhân tiểu đường nhất Nhật Bản.

  Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bao gồm Trưởng Khoa nghiên cứu Asaha Tetsuko thuộc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Trung tâm y học Kyoto thuộc cơ quan Bệnh viện nhà nước cho thấy: Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị gãy xương và tần suất cao gấp 3~4 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Có nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến tình trạng dễ gãy xương ở người tiểu đường, trong đó gồm cả việc thiếu tác dụng của insulin.

 Người cao tuổi thường mất nhiều thời gian để chữa khỏi và việc không thể di chuyển cơ thể khi về già trong thời gian dài sẽ làm cho xương và cơ bắp ngày càng yếu đi, cuối cùng có thể dẫn đến nằm liệt giường. Trong thực tế, gãy xương, cùng với đột quỵ, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nằm liệt giường.

2. Nguyên nhân người bệnh tiểu đường bị yếu xương khớp

  Xương khớp có chức năng nâng đỡ cơ thể. Để duy trì sức mạnh của xương, quá trình tạo xương mới để thay thế xương cũ luôn được diễn ra. Quá trình thay thế xương được thực hiện bởi các tạo cốt bào sinh xương mới và hủy cốt bào phá vỡ xương cũ. Quá trình này sẽ suy giảm một cách tự nhiên theo tuổi tác, nhưng bệnh nhân đái tháo đường hoặc thuộc nhóm tiền tiểu đường được cho là có tốc độ thay thế xương chậm và chất lượng xương suy giảm hơn so với người khỏe mạnh.

  Khi tốc độ thay thế xương xảy ra chậm, mật độ xương tăng do xương cũ và xương bị hư hỏng chưa được thay thế khiến xương khớp bị giòn, yếu. Vậy nguyên nhân người bệnh tiểu đường yếu xương khớp có phải do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến canxi? Mặc dù nguyên nhân chi tiết vẫn chưa được làm rõ nhưng phần dưới đây là một giả thiết giải thích.

  Canxi là thành phần quan trọng trong quá trình cấu tạo xương. Canxi bổ sung vào cơ thể qua chế độ ăn uống, được hấp thụ trong ruột bằng vitamin D loại hoạt tính. Vitamin D loại hoạt tính này được tạo ra ở thận nhờ tác dụng của insulin với vitamin D làm nguyên liệu. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thiếu hoạt động của insulin, vitamin D loại hoạt tính không đủ nên canxi rất khó được hấp thụ từ ruột như những người khỏe mạnh.

  Mặt khác, bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lượng canxi bài tiết ra khỏi cơ thể. Xương bị phá vỡ bởi các hủy cốt bào sẽ trở thành canxi, collagen và hòa tan trong máu, nhưng cơ thể cố gắng giữ nồng độ canxi trong máu không đổi. Kết quả là, nếu xuất hiện tình trạng đa niệu do tăng đường huyết, canxi hòa tan trong máu sẽ dễ dàng bị bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu…và dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt canxi, tốc độ thay thế xương sẽ chậm hơn so với người khỏe mạnh.

3. Mối liên hệ giữa suy giảm trọng lượng xương với người bệnh tiểu đường

  Bệnh loãng xương xảy ra bởi các bệnh gây suy giảm khối lượng xương hoặc việc sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài được gọi là bệnh “loãng xương thứ phát”. Đây là tình trạng khác với bệnh “loãng xương nguyên phát” có thể xảy ra ở bất kỳ ai khi cao tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh. Suy giảm khối lượng xương do bệnh tiểu đường là bệnh loãng xương thứ phát. Với chứng loãng xương thứ phát, tình trạng suy giảm khối lượng xương do bệnh tiểu đường không thể dừng lại nếu không điều trị bệnh là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  3.1. Insulin là yếu tố duy trì khối lượng xương

   Vai trò của insulin không chỉ là tăng sử dụng glucose để làm giảm lượng đường trong máu. Thiếu tác dụng của insulin sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa xương theo nhiều cách khác nhau và gây suy giảm khối lượng xương.

  3.2. Ảnh hưởng của sự thiếu tác dụng insulin đối với chuyển hóa xương

  • Thiếu vitamin D loại hoạt tính

Thiếu hụt vitamin D khiến xương khớp dễ gãy hơn

  Canxi không được đưa vào cơ thể ngay cả khi chỉ bổ sung một mình canxi và vitamin D loại hoạt tính rất cần thiết để giúp hấp thụ canxi từ ruột. Vitamin D loại hoạt tính được tạo ra ở thận nhờ tác dụng của insulin với vitamin D làm nguyên liệu. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thiếu hoạt động của insulin, vitamin D loại hoạt tính không đủ nên rất khó để canxi được hấp thụ từ ruột.

  Ngoài ra vitamin D loại hoạt tính cũng có tác dụng tăng cường chức năng của các tạo cốt bào sinh xương, nhưng tác dụng của chúng bị giảm trong tình trạng tăng đường huyết.

  •  Giảm collagen thường

  Collagen là thành phần protein trong xương và đóng vai trò giữ cho xương linh hoạt. Ở trạng thái tăng đường huyết, một hiện tượng gọi là glycation protein xảy ra và làm giảm collagen bình thường, khiến xương dễ gãy hơn.

  • Tăng canxi & magie trong nước tiểu

  Nếu bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết do thiếu tác dụng của insulin, lượng nước tiểu sẽ tăng lên theo. Kết quả là lượng canxi bài tiết qua nước tiểu cũng tăng lên dẫn tới việc cơ thể bị thiếu canxi.

  Tương tự với lý do trên, cơ thể thiếu magie sẽ làm giảm sự bài tiết hormone tuyến cận giáp và làm cho thận có khả năng bài tiết canxi nhiều hơn, bên cạnh đó chu kỳ chuyển hóa sẽ thấp hơn nữa.

   3.3. Bệnh thận ở tiểu đường khiến xương khớp dễ gãy hơn

  Khi bệnh thận – một biến chứng của bệnh tiểu đường tiến triển, các bệnh về xương do tăng chức năng tuyến cận giáp, giảm vitamin D loại hoạt tính,…sẽ xảy ra. Các bệnh này sẽ khác với bệnh loãng xương, nhưng cũng là những bệnh khiến xương dễ gãy.

4. Giữ xương chắc khỏe bằng chế độ ăn uống và vận động

 Cần tuân thủ những chú ý để giữ xương chắc khỏe.

  Lượng canxi hấp thụ tiêu chuẩn giúp hình thành xương là 600mg mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng hấp thụ trung bình của người Nhật Bản là khoảng 500mg mỗi ngày, thiếu gần 100mg. Vì lượng canxi sẽ không được cơ thể hấp thụ nhiều hơn một lượng nhất định, nên mọi người không cần phải lo lắng về việc bổ sung quá nhiều. Mọi người hãy hướng đến việc hấp thụ hơn 600 mg trong phạm vi lượng năng lượng cần thiết của một người. Canxi có thể được bổ sung từ sữa, đậu hũ cứng, natto: trong 200g sữa có chứa 200mg canxi, 150g đậu hũ cứng (Firm tofu) có chứa 180mg canxi và 50g Natto có chứa 45 mg canxi.

  Đồng thời, cần chú ý bổ sung nhiều vitamin D (nguyên liệu hình thành vitamin D loại hoạt tính) cần thiết cho sự hấp thụ canxi và vitamin K giúp hình thành xương. Thực phẩm giàu vitamin D được khuyến khích sử dụng là cá hồi và cá thu đao, các loại thực phẩm giàu vitamin K là rau bina và củ cải trắng. Hãy cân bằng các thành phần này với lượng năng lượng hấp thụ cần thiết.

  Ngoài ra, tập luyện cũng rất quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp. Các bài tập luyện như tập tạ sẽ có hiệu quả giúp tăng cường cơ bắp. Tuy nhiên, không nên tập những bài tập với cường độ mạnh ngay lập tức bởi có thể gây gãy xương và khớp. Đầu tiên, hãy duy trì tập luyện với cường độ vừa phải tùy theo tình trạng của cơ thể. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo đường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để nhận hướng dẫn phù hợp.

 


Tin tức liên quan

Bình luận