Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào ?

26/02/2020 | 419 |
0 Đánh giá

  Theo thống kê cứ 8 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp kiểm soát tình trạng này. Bài viết dưới đây bởi Vinacao sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ trong thời gian mang thai dễ gây mệt mỏi

  Tiểu đường thai kỳ là tình trạng trước khi mang thai người phụ nữ chưa hề được chẩn đoán mắc tiểu đường, nhưng trong khi mang thai lượng đường huyết tăng cao. Điều này nghĩa là sau khi mang thai, nếu thai phụ có các dấu hiệu của tăng đường huyết thì sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh.

  Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ :

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình : có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản khoa bất thường : thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc : châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

  Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Cơ thể mẹ bị tiểu đường khi mang thai không tiết đủ lượng Insulin đủ để chuyển hóa đường

  Nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon liên quan đến thai như Lactogen, Estrogen, Progesteron, Prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin gây tăng đường máu. Nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng thai dẫn đến  tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Đường máu tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các dị tật cho thai, đường máu tăng trong các tháng tiếp theo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, gây ra thai to tăng tỉ lệ tử vong khi sinh.

3. Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

 3.1. Triệu chứng

  Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường trong máu. Vài phụ nữ có những biểu hiện tiểu đường thai kỳ tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

 3.2. Biến chứng

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thường bị tăng huyết áp

  Điều đáng sợ đối với tiểu đường thai kỳ là các biến chứng có thể xảy ra với cả mẹ và bé. Vì cơ thể mẹ và bé kết nối với nhau, khi đường huyết của mẹ cao thì glucose trong máu cũng sẽ được truyền qua cho bé bằng nhau thai. Bản thân bé sẽ tự tiết insulin để giảm lượng glucose này xuống, nhưng insulin cũng là một hormone tăng trưởng và nếu insulin quá nhiều sẽ làm cho bé bị tăng trưởng quá mức, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là 1 vài biến chứng có thể xảy ra ở mẹ và bé:

  – Biến chứng ở mẹ :

+ Sinh non

+ Hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ

+ Quá nhiều nước ối

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu

  – Biến chứng ở thai nhi :

+ Thai phát triển to quá mức ( thai khổng lồ )

+ Có những dị tật bẩm sinh

  – Những tác động lên trẻ sơ sinh

+ Khó thở

+ Hạ đường huyết

Tuy nhiên tiểu đường thai kỳ không giống với mang thai khi bị tiểu đường, vì tiểu đường thai kỳ có thể dễ kiểm soát lượng đường huyết một cách tương đối, nếu có thể kiểm soát glucose trong máu phù hợp thì các mẹ đã có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm nêu trên. 

4. Phương pháp cải thiện dành cho tiểu đường thai kỳ

Ăn thực phẩm lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai

 4.1. Ăn thực phẩm lành mạnh

  Ăn các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cũng giúp bạn học cách kiểm soát lượng đường trong máu trong thai kỳ.

 4.2. Tập thể dục thường xuyên

  Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn trước khi tập thể dục. Thông thường, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội hoặc chơi với trẻ em.

 4.3. Thường xuyên theo dõi đường huyết

  Việc mang thai sẽ làm cho cơ thể bạn cần năng lượng để chuyển đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 4.4. Sử dụng insulin nếu thấy cần thiết
  Đôi khi một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải sử dụng insulin. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu sử dụng insulin thì hãy dùng nó theo hướng dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.

5. Tiểu đường thai kỳ có thật sự khỏi sau khi sinh ?

  Vì sau khi sinh thì nhau thai cũng sẽ không còn, và theo đó hormone ức chế hoạt động của insulin cũng biến mất, đường huyết sẽ giảm xuống và cơ thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, về lâu dài, theo như một báo cáo gần đây, hơn nửa số lượng những người mẹ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ sau 20-30 năm lại bị mắc tiểu đường, chính vì vậy hãy quản lý đường huyết thật tốt nhé.


Tin tức liên quan

Bình luận