Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những gì khi đi du lịch?
Bệnh nhân tiểu đường có thể lo lắng khi đi du lịch xa, có nhiều thay đổi về múi giờ, khí hậu, bữa ăn, sinh hoạt…những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kiểm soát bệnh. Vậy để bắt đầu kế hoạch cho chuyến du lịch dài ngày, người bệnh nên chuẩn bị những gì? Và cần chú ý điều gì để có thể tận hưởng một kì nghỉ trọn vẹn? Cùng VINACAO đón đọc bài viết dưới đây mọi người nhé
1. Phòng chống virus corona
Vấn đề tiên quyết hiện nay là bảo vệ bản thân với virus Covid-19 trước, nhất là xuyên suốt lịch trình di chuyển vì bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người, nguy cơ luôn tồn tại ở bất kì nơi đâu, nhất là tại sân bay.
Chuẩn bị các biện pháp bảo vệ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế như khẩu trang, nước/gel/xịt rửa tay, phòng chống vi khuẩn, khăn giấy ướt có cồn để diệt khuẩn khu vực ghế ngồi, các tay cầm nắm cửa xe, các vật dụng khi tiếp xúc, đặc biệt, tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh, an toàn tại sân bay.
2. Chuẩn bị đổ đạc sẵn sàng trước khi đi lên máy bay
Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi lên máy bay
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra bản tóm tắt các chú ý đối với bệnh nhân tiểu đường khi di chuyển bằng đường hàng không như sau:
2.1. Giấy tờ cần thiết
Bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ tùy thân, nên tự trang bị thêm thẻ ghi rõ mình bị mắc tiểu đường, tên, thông tin liên lạc, bệnh viện, thuốc đang dùng…để phòng trường hợp bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết.
Bệnh nhân cũng cần soạn trước một bản nội dung điều trị tiểu đường bằng tiếng anh, để phòng trường hợp khi cầm insulin theo mình phải xuất trình giấy tờ để làm thủ tục kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay.
2.2. Vật dụng y tế
Bên cạnh mang đủ thuốc, để an toàn hơn, bệnh nhân có thể mang nhiều vật phẩm y tế hơn như kim tiêm, giấy thử đo lượng đường trong máu, máy đo đường huyết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chuẩn bị glucose và kẹo để tránh trường hợp hạ đường huyết.
Những vật dụng này và thuốc nên được bệnh nhân mang theo người, đặt trong một chiếc túi nhỏ hoặc túi xách cầm tay để khi xảy ra các vấn đề sức khỏe có thể đối phó ngay lập tức.
2.3. Thuốc và insulin
Bệnh nhân tiểu đường hãy chắc chắn mang thuốc, insulin dự phòng. Ngoài ra, bên cạnh thuốc điều trị bệnh tiểu đường, mọi người cần mang những loại thuốc thường ngày hay sử dụng như thuốc cảm, thuốc dạ dày. Vì khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch xa, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt khi du lịch ở nước ngoài, khó có thể mua những loại thuốc này nên bệnh nhân nên chuẩn bị đầy đủ những loại thuốc cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, cần chú thích rõ đối với những loại thuốc hay sử dụng khi ngất đi để giúp công tác sơ cứu hiệu quả hơn.
2.4. Vật dùng hàng ngày
Chuẩn bị các loại kẹo, đường dùng khi hạ đường huyết. Khi mang theo bệnh nhân cần ghi chú để dễ nhận biết phòng trường hợp ý thức không tỉnh táo.
Bệnh nhân hãy chuẩn bị đôi giày thường mang hàng ngày để đi du lịch. Do đối với người bệnh đã gặp biến chứng rối loạn thần kinh tiểu đường, những vấn đề về bàn chân rất dễ xảy ra nên cần đặc biệt chú trọng.
Một điều không kém phần quan trọng là bệnh nhân nên thiết lập lịch trình vui chơi phù hợp với thể trạng của bản thân.
3. Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Vận động khoa học
Bên cạnh đó, khi tham gia các chuyến du lịch bằng xe buýt hay xe khách, cơ thể sẽ không vận động nhiều như bình thường. Vì vậy, bệnh nhân có thể vận động bằng cách dạo quanh tham quan khách sạn nơi mình ở, đi cầu thang bộ (nếu người bệnh ở tầng 3 trở xuống), có thể đi dạo sau bữa ăn để không làm tăng cao lượng đường trong máu.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh giúp cân bằng đường huyết hiệu quả
Khi đi du lịch, ở nhà hàng hoặc khách sạn, nhân viên sẽ phục vụ rất nhiều đồ ăn khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tới lượng đồ ăn hấp thụ, tính toán lượng carbohydrate đáp ứng đủ và phù hợp với sức khỏe bệnh của mình. Ngoài ra, bệnh nhân không nên ăn đồ sống, uống đồ uống đá hay nước lã.
Theo dõi lượng đường trong máu
Bệnh nhân vẫn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và phải chắc chắn biết cách xử lý những thay đổi về lượng đường trong máu. Vì thói quen của bệnh nhân trong khi đi du lịch thường thay đổi, nên lượng đường trong máu dễ bị xáo trộn. Nếu người bệnh không tự tin vào kiểu tự quản lý này (ví dụ bệnh nhân mới bắt đầu điều trị bằng insulin và vẫn lo lắng về cách đối phó với lượng đường trong máu thấp…) bệnh nhân có thể hoãn kế hoạch du lịch dài ngày của bản thân.
Điều trị bằng thuốc
+ Bảo quản thuốc: Trong chuyến du lịch vào mùa hè, bệnh nhân hãy chú ý tới nhiệt độ lưu trữ của insulin và giấy thử đo lượng đường trong máu. Tuyệt đối không nên để trong xe, đặc biệt là khi đỗ xe vào ban ngày.
+ Quá trình điều trị: Bệnh nhân khi đi du lịch vẫn phải tiếp tục duy trì phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tới cách xử lý về chênh lệch múi giờ khi đang điều trị bằng thuốc (đặc biệt là điều trị insulin).
Tiêm insulin trước mỗi bữa ăn để tránh ức chế tăng đường huyết sau ăn, vì insulin có tác dụng trong thời gian dài, nếu bệnh nhân không để ý tới sự chênh lệch múi giờ khi đi du lịch xa sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của insulin. Nếu tác dụng của insulin biến mất giữa chừng, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, ngược lại, nếu tác dụng của insulin quá mức thì người bệnh sẽ gặp tình trạng hạ đường huyết.
Dưới đây là cách tính giúp bệnh nhân tiểu đường điều chỉnh lượng insulin phù hợp
- Chuyến bay về hướng Đông (Mỹ, Canada): thời gian 1 ngày sẽ ngắn hơn nên cần giảm lượng insulin theo công thức sau: lượng insulin thông thường x [(1-thời gian chênh lệch múi giờ) : 24]
- Chuyến bay về hướng Tây (châu Âu, châu Á): thời gian 1 ngày dài hơn, nên tăng lượng insulin theo công thức: lượng insulin thông thường x [(1+ thời gian chênh lệch múi giờ) : 24]
Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết, trên thực tế bệnh nhân phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Trước khi xuất phát, bệnh nhân nên hỏi thêm về thời gian phục vụ bữa ăn trên máy bay, sau đó thảo luận với bác sĩ điều trị để nhận nhiều lời khuyên có ích hơn.
Cuối cùng, nếu thường đi công tác hay đi du lịch và phải bắt buộc di chuyển bằng máy bay, việc nắm rõ các quy định khi bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không một phần giúp bản thân người bệnh tự tin, giảm căng thẳng và bên cạnh đó có thể đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt hơn. Chuyến du lịch sẽ trở nên hoàn hảo nếu người bệnh vừa được thư giãn, khám phá những điều mới mẻ và bảo đảm được sức khỏe của mình.
Xem thêm