Ăn các loại hạt giúp cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các loại hạt như óc chó, hạt chia, hạnh nhân. . . không chỉ có hương vị thơm ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard đã công bố khi áp dụng chế độ ăn 14g hạt mỗi ngày có thể giúp giảm cân và ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
1. Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hạt
Các loại hạt chứa chất béo có lợi giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường
Các loại hạt là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Việc ăn thường xuyên các loại hạt sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng tiểu đường bởi chúng có các tác dụng như:
1.1. Các loại hạt có chứa chất béo có lợi
Ăn các loại hạt có chứa chất béo có lợi giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị các biến chứng về tim mạch. Đã có những nghiên cứu chứng minh, các loại hạt có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol và triglyceride máu ở người bệnh tiểu đường.
Những loại hạt giàu chất béo không bão hòa đơn bao gồm: hạt điều, hạnh nhân, quả hồ trăn và quả hồ đào.
Những loại hạt giàu chất béo không bão hòa đa bao gồm: quả óc chó, hạt thông.
Một loại chất béo không bão hòa đa đặc biệt có lợi cho tim là omega-3, loại hạt có hàm lượng omega-3 cao bao gồm: quả óc chó và quả hồ đào.
1.2. Chỉ số đường huyết của các loại hạt thấp
Hạt điều, hạt dẻ và hồ đào có một mức chỉ số đường huyết (GI) thấp, vì vậy chậm làm gia tăng lượng đường trong máu, giúp lượng đường trong máu ổn định, có lợi cho người bệnh tiểu đường. Chỉ số GI của các loại hạt khác chưa được kiểm nghiệm, nhưng hầu hết các loại hạt đều có chứa ít carbohydrate và chất đạm, điều này có nghĩa chúng có thể sẽ có chỉ số GI thấp và tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
1.3. Có chứa Arginine giúp giảm đề kháng hormone chuyển hóa đường
Arginine là một acid amin có lợi được tìm thấy trong các loại hạt. Arginine đã được chứng minh là giúp hormone chuyển hóa đường hoạt động hiệu quả hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể giúp cải thiện sức bền của thành mạch máu, hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh tim liên quan đến các biến chứng tiểu đường.
1.4. Nguồn chất xơ dồi dào
Các loại hạt có chứa nguồn chất xơ dồi dào. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, sẽ giúp cải thiện lượng đường trong máu, giúp hormone chuyển hóa đường hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm cholesterol xấu LDL và triglyceride ở những người bệnh tiểu đường.
1.5. Có chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong các loại hạt bao gồm hợp chất phenolic, tocotrienols, luteolin và hợp chất flavonoid. Tất cả những hợp chất này giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện chức năng của thành mạch máu.
1.6. Cung cấp Vitamin E cho cơ thể
Một chế độ ăn ít vitamin E có liên quan đến sự phát triển của tiểu đường tuýp 2. Vitamin E đã được chứng minh là giúp horemone chuyển hóa đường hoạt động hiệu quả hơn ở những người bệnh tiểu đường.
2. Các bữa ăn thay thế đồ ăn vặt bằng các loại hạt
Trên thực tế, có rất nhiều người tăng cân dần theo tuổi tác. Trung bình mỗi năm ở Mỹ, người trưởng thành tăng 1 pound (khoảng 0,5 kg). Khi trọng lượng cơ thể tăng từ 2,5 – 10 kg, các nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 tăng đáng kể.
Theo nghiên cứu trên, thay thế các thực phẩm không lành mạnh như thịt chế biến, khoai tây chiên bằng 14gr hạt mỗi ngày được xem như phương pháp đơn giản giúp giảm cân nặng tăng lên theo tuổi tác.
3. Giảm 16% nguy cơ béo phì với 14g hạt mỗi ngày
Tích cực ăn các loại hạt để giảm nguy cơ béo phì
Khi thay thế các loại đồ ăn vặt như socola, bánh ngọt, bánh nướng và bánh rán, thịt chế biến và ngũ cốc tinh chế bằng các loại hạt có thể giảm tăng cân nặng từ 0,41 – 0,70kg trong 4 năm. Nếu tăng lượng hạt ăn dưới 14g mỗi ngày giúp giảm 0,74 kg cân nặng và hạn chế nguy cơ tăng cân và giảm 16% nguy cơ béo phì. Nếu tăng thêm hơn 14g lượng hạt mỗi ngày sẽ giúp làm giảm 23% nguy cơ bị tăng thêm 5kg và nguy cơ béo phì.
Các loại hạt là thực phẩm cần phải nhai lâu và nhai kỹ nên ăn nhiều hạt cũng có thể làm giảm sự thèm ăn. Ngoài ra, hạt cũng chứa nhiều chất xơ giúp duy trì cảm giác no. Chất xơ có trong các loại hạt làm chậm tốc độ hấp thụ chất béo trong ruột.
4. Những loại hạt người bệnh tiểu đường nên ăn
Thường xuyên ăn các loại hạt giúp kiểm soát lượng đường trong máu
-
Hạt óc chó
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày ăn 4 - 5 quả óc chó sẽ hỗ trợ cơ thể người bệnh tiểu đường sản xuất insulin - một chất có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu mà những người bệnh tiểu đường không có
-
Hạt bí
Bên cạnh hạt óc chó thì hạt bí cũng là loại hạt giúp cơ thể sản xuất hàm lượng insulin tốt hơn, tốt cho người bệnh tiểu đường. Đối với loại hạt này thì mọi người có thể rang lên ăn hoặc dùng để làm sữa.
-
Hạt chia
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc mỗi ngày uống một ly nước hạt chia là cách đơn giản giúp những người bệnh tiểu đường chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Thường xuyên sử dụng hạt chia còn giúp bạn giảm được nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Hạt lanh
Loại hạt này cũng giống như với hạt chia được pha với nước để uống mỗi ngày. Chất Lignan có trong hạt lanh chính là thành phần giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, nên đó cũng là một trong những loại hạt mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng.
Trên đây là các loại hạt tốt cho bệnh tiểu đường. Thêm các loại hạt này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cho người bị bệnh tiểu đường ổn định đường huyết. Từ đó, cải thiện cuộc sống sinh hoạt bình thường. Người bệnh nên kết hợp ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn rất nhiều.
Xem thêm