Cảnh báo : Phòng tránh tai nạn đối với bệnh nhân tiểu đường

14/02/2020 | 457 |
0 Đánh giá

Té ngã rất thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỉ lệ và độ trầm trọng của té ngã tăng lên từ từ bắt đầu từ tuổi 60. Té ngã có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa đến tính mạng và là nguy cơ cao gây liệt giường. Đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường và người cao tuổi là đối tượng dễ dàng gặp tình trạng té ngã do bị suy yếu về thể chất. Vì thế, mọi người nên được hướng dẫn thực hiện các phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa té ngã để đảm bảo sức khỏe toàn diện.

  Tuổi thọ cao đi đôi với nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao. Già không phải là bệnh, nhưng tuổi già tạo điều kiện cho bệnh tật dễ phát sinh điển hình như bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tuổi tác còn làm cho bệnh nhẹ dễ chuyển nặng hoặc gặp phải những tai nạn trong sinh hoạt đôi khi rất hiểm nghèo. Việc kéo giảm những yếu tố nguy cơ dễ gây tai nạn cho người cao tuổi là hết sức quan trọng.

1. Tai nạn lao động ngày một gia tăng

Tai nạn thường xảy ra khi người lao động trong trạng thái mất cân bằng và suy yếu

  Ngã và gãy xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật ở người cao tuổi. Tai nạn té ngã thường xảy ra ở nạn nhân đang ở trong trạng thái bị suy yếu về thể chất hoặc khả năng giữ thăng bằng kém, gây ra các trở ngại trong công việc cũng như sinh hoạt. Ngoài ra, gãy xương còn gây ra nhiều biến chứng và di chứng, tiêu tốn rất nhiều tiền của cho quá trình chăm sóc và điều trị. Ngoài ra còn là chấn thương sọ não, có khi phải nằm liệt giường, các hậu quả tiếp theo về thần kinh, tâm thần cũng như về thể chất cũng nặng nề hơn so với người trẻ rất nhiều.

  Tình trạng té ngã không chỉ xảy ra ở nhà, nhiều trường hợp té ngã xảy ra ở nơi làm việc có thể dẫn đến tai nạn lao động nghiêm trọng. 

  Theo báo cáo của Bộ Y tế, số vụ tai nạn lao động tại nơi làm việc đang gia tăng, công nhân từ 60 tuổi trở lên bị thương trong năm 2018 tăng 10,7% so với năm trước, chiếm 1/4 tổng số vụ tai nạn của công nhân. Bên cạnh đó, cần chú ý đặc biệt tới các sự cố té ngã. Trong tất cả các lứa tuổi, 25% của tất cả các chấn thương liên quan đến lao động là do té ngã và đối tượng trên 60 tuổi chiếm tới 37,8%.

   Nguyên nhân sự gia tăng các chấn thương liên quan đến công việc ở người cao tuổi là do số lượng người cao tuổi làm việc ngày càng tăng, xuất phát từ việc tuổi nghỉ hưu lên đến 65 tuổi và tình trạng thiếu lao động. Số công nhân từ 65 tuổi trở lên tăng 3,90 triệu người, lên đến 10,75 triệu người so với 10 năm trước, chiếm 12,8% tổng số lực lượng lao động.

2. Nguyên nhân gây tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường

Một trong số nguyên nhân gây té ngã là do biến chứng giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường

  Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường như :

  • Biến chứng dẫn đến mù lòa : bệnh tiểu đường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có nguy cơ về bệnh lí võng mạc dẫn đến giảm thị lực gây khó khăn trong di chuyển nên dễ gặp tai nạn té ngã, mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
  • Biến chứng gây hoại tử chân dễ gây té ngã.
  • Cơ cấu xương ở bệnh nhân tiểu đường khác với người bình thường : bệnh nhân tiểu đường có mật độ xương xốp ở xương tay cao hơn tuy nhiên mật độ xương đặc thì cao hơn so với người không bị tiểu đường. xương đặc lại có liên quan mật thiết tới sức mạnh xương, đây là lí do tại sao bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ té ngã gây gãy xương (đặc biệt là gãy cổ xương đùi) cao hơn người không mắc bệnh tiểu đường đến 2 lần
  • Chỉ số SSI (chỉ số bền của xương) ở bệnh nhân tiểu đường thấp hơn nhóm không bị tiểu đường nên có nguy cơ gặp tai nạn té ngã gãy xương cao.

3. Phòng tránh tai nạn té ngã ở bệnh nhân tiểu đường

Duy trì và ổn định chỉ số đường huyết đề phòng tai nạn té ngã

  3.1. Duy trì và giữ ổn định chỉ số đường huyết

    ổn định đường huyết ở mức bình thường hoặc gần mức bình thường giúp các chất canxi, phốt pho, magie và các chất chuyển hóa khác cân bằng trở lại, đề phòng tai nạn té ngã do loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường

  3.2. Tiếp tục duy trì vận động

- Nên vận động thân thể thường xuyên. Tập những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, vận động dưới nước, thái cực quyền, yoga. . . Những môn vận động này giúp bạn mạnh mẽ lên, thăng bằng tốt hơn, dẻo dai hơn. Trước khi luyện tập môn gì, nên hỏi ý kiến bác sĩ.

  3.3. Mang giày tốt

 Mang giày cao gót hay giày có đế trơn đều có thể làm bạn té ngã. Nên theo những chỉ dẫn sau đây :

 - Ðo số giầy cẩn thận để mang cho vừa.

 - Chọn giầy chắc chắn, đế không trợt.

 - Không mang giày có đế quá dày.

 - Mang giày có quai gài chặt, đừng đi dép xỏ.

  3.4. Bật đèn sáng

   Biến chứng đái háo đường có thể ảnh hưởng đến mắt do nên dùng bóng điện sáng để tránh bị vấp những vật dụng không nhìn thấy. Nên để một ngọn đèn gần giường và tay có thể với lấy khi dậy ban đêm. Gắn thêm đèn đêm nhỏ trong phòng ngủ, phòng tắm hay hành lang, bật đèn trước khi lên hay xuống thang lầu. . .

  3.5. Ăn uống khoa học

  Chế độ ăn kiêng khoa học : Bệnh nhân đáy tháo đường nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin ( như : sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt nạc, các loại rau xanh, một số loại hải sản như tôm, cá. . . ) Hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá, rượu, cà phê vì có thể gây cản trở hấp thu canxi gây loãng xương.

4. Hậu quả tai nạn té ngã đối với người tiểu đường

  Tổn hại do ngã có thể rất nghiêm trọng đặc biệt khi ngã ở cầu thang, gần lửa hoặc gần bếp lò. Nhưng ngay cả những tổn thương bầm rập, run rẩy sau ngã cũng có thể làm cho người già chỉ muốn ở trên giường không muốn làm bất cứ việc gì khác. Đôi khi, những đau đớn về ngã không nghiêm trọng lắm, nhưng đối với người già bị tiểu đường sẽ không tự dậy được, bắt buộc phải nằm tại nơi ngã cho đến khi có người đến giúp. Trong những trường hợp này nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tăng lên, viêm phổi, hoặc hạ đường huyết cơ thể đột ngột, có thể dẫn đến hậu quả tai hại.

 


Tin tức liên quan

Bình luận