Cao rắn hổ mang trong điều trị xương khớp
Theo thống kế của ngành Xương khớp Việt Nam, tỷ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số. Đáng lo ngại hơn, căn bệnh ngày càng bị trẻ hóa. Không chỉ đơn thuần là những đau đớn mỗi khi thời tiết thay đổi, vận động sai tư thế, bệnh xương khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tàn phế. Vì thế hãy hiểu về bệnh để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất.
Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp
Thông thường, người bệnh xương khớp thường gặp những triệu chứng điển hình là tình trạng sưng tấy, đau nhức tại các khớp. Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể lan sang vùng lân cận, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Ngoài các triệu chứng sưng đau thông thường, người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh, ăn ngủ kém, da xanh xao, rụng tóc, yếu cơ... Nếu để lâu không điều trị, tình trạng đau nhức khiến mọi người có xu hướng thay đổi dáng đi, dáng ngồi để giảm đau. Lâu dần, thói quen này khiến bạn dễ bị cong vẹo cột sống, biến dạng khớp, thậm chí cả tàn phế, bại liệt.
Nguyên nhân gây ra bệnh cơ xương khớp
Sở dĩ tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp có chiều hướng gia tăng là do thói quen ít vận động, thừa cân, béo phì, sinh hoạt, làm việc sai tư thế… của nhiều người. Tất cả những tác nhân này đều khiến hệ cơ xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian.
Bệnh xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm thay đổi cấu trúc xương, khớp, làm biến dạng, lệch trục khớp, khó khăn trong công việc, sinh hoạt, thậm chí khiến người bệnh bị tàn phế.
Điều trị bệnh xương khớp: Cách nào hiệu quả nhất?
Mục đích điều trị các bệnh viêm xương khớp là ngăn chặn, làm chậm quá trình thoái hóa của sụn và xương dưới sụn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh, tuy nhiên hiệu quả của từng phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chẩn đoán bệnh sớm, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện có.
Trị bệnh xương khớp bằng Tây y
Theo PGS.TS.BS. Lê Anh Thư (Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam), bệnh lý xương khớp rất đa dạng, vì thế không có loại thuốc nào phù hợp với mọi bệnh nhân. Việc điều trị bằng Tây y kết hợp với việc dùng thuốc và không dùng thuốc (các phương pháp vật lý trị liệu), bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc đặc trị riêng.
Điều trị bệnh xương khớp bằng Đông Y.
Hầu hết các bệnh lý xương khớp đều có xu hướng trở thành bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng vì thế khó có thể điều trị bằng thuốc tây lâu dài. Khả năng can thiệp bằng phẫu thuật trong Tây y cũng gặp nhiều rủi ro, chi phí lớn. Trong khi đó, điều trị bằng Nam dược có thể giải quyết được cả hai vấn đề trên.
Thuốc Nam có thể dùng trong thời gian dài với các dược liệu thảo dược an toàn, lành tính. Ngoài thuốc uống, các biện pháp hỗ trợ điều trị khác như thuốc thoa, thuốc đắp, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh...đều là những cách hỗ trợ điều trị bệnh có chi phí phải chăng.
Rắn hổ mang và tác dụng điều trị xương khớp
Từ xa xưa, cổ nhân đã biết sử dụng rắn để chữa nhiều loại bệnh khớp khác nhau.
Theo“Minh họa dược liệu làm thuốc”, Rắn hổ mang có tác dụng trị chứng phong thấp nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loài rắn nào khác. Bản Thảo Cương Mục (năm 1590) cũng chỉ rõ: Vị thuốc Rắn hổ mang giúp trục xuất phong (gió) gây bệnh, làm giảm bớt co giật và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn.
Y học cổ truyền Việt Nam cũng thường dùng rắn ngâm rượu để trị các bệnh nhức mỏi xương khớp. Trong đó, nổi tiếng và độc đáo nhất là bài Tam xà tinh và Ngũ xà tinh. Bài Tam xà tinh gồm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa được ngâm với rượu. Ngũ xà tinh thì có thêm hai loại rắn khác là hổ trâu và hổ hành. Hai bài thuốc này không chỉ giúp cường gân, tráng cốt, thông kinh mạch, trừ phong hàn, giúp chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp mà còn có tác dụng bồi bổ phủ tạng, tăng cường sinh lực và sức khỏe. sản phẩm An Khớp Xà là một trong những sản phẩm tiên tiến trong quá trình điều trị áp dụng đông y trong điều trị xương khớp
Còn theo nghiên cứu hiện đại, tất cả các bộ phận của rắn hổ mang như mật, nọc, thịt đều có tác dụng trị bệnh xương khớp hiệu quả.
Cụ thể, thịt rắn có tác dụng khu phong trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc và bổ can thận, giúp cường kiện xương cốt. Mật rắn có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. Nọc rắn có tác dụng giảm đau khớp.
Tác dụng này là do các acid amin trong cao rắn giúp cơ thể tổng hợp nên các hoạt chất giúp hấp thu nước và chất dịch đến nơi xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp, ngăn ngừa biến chứng và dần khắc phục những tổn thương có sẵn của xương khớp.
Không chỉ phương Đông mà y học phương Tây thường sử dụng nọc của nhiều loài rắn khác nhau làm thành các loại thuốc giảm đau, huyết thanh điều trị rắn cắn, thuốc nhồi máu cơ tim, đái đường, ung thư hay suy tim… Đặc biệt, nọc rắn còn được làm thành các loại thuốc xoa bóp giảm đau và trị viêm khớp rất hiệu quả.
GỌI NGAY 088 951 3333-ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XƯƠNG KHỚP VÀ SẢN PHẨM
Xem thêm