Chế độ tập luyện dành cho người bệnh tiểu đường

16/01/2020 | 417 |
0 Đánh giá

Hiện nay, tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2018 thì số người mắc bệnh tiểu đường khoảng 5 triệu người, chiếm 5.4% dân số. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng con số này có thể lên đến 9 triệu người do tỉ lệ bệnh nhân chưa được chẩn đoán là rất cao. Nếu tính cả số trẻ em vào thì số lượng đó tương đương với tỉ lệ cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, bệnh tiểu đường là loại bệnh dễ phát sinh cùng với tuổi tác.

Chúng ta có thể cùng nhau tập luyện để ngăn ngừa bệnh tiểu đường chính là nhằm góp phần cải thiện sự chuyển hóa đường, mỡ, đường huyết, nhằm nâng cao độ mẫn cảm của tế bào beta trong tuyến tụy với insulin, giúp tăng cường thể lực, lòng tin cùng dự phòng một số chứng bệnh tiểu đường. Vậy phải áp dụng như thế nào để dạt hiệu quả cao, mời bạn tham khảo chế độ luyện tập dành cho người tiểu đường dưới đây nhé 

Mặc dù chế độ tập luyện dành cho người tiểu đường là rất cần thiết nhưng người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện, tập luyện ra sao, cường độ như thế nào, khi nào cần tập luyện? Thì người bệnh tiểu đường cần phải lưu ý. Sau đây là một số bài tập đơn giản người bệnh tiểu đường có thể áp dụng :

1. Đi bộ

 Đi bộ thường xuyên giúp hạ hàm lượng đường trong máu

 Đi bộ nhẹ nhàng và thư giãn, động tác đơn giản. Đi bộ là hình thức dễ vận động nhất trong chế độ luyện tập dành cho người tiểu đường mà chúng ta có thể áp dụng bất cứ đâu và bất kì thời điểm nào. 

 Đi bộ sẽ không hạn chế về địa điểm và cũng không cần phụ thuộc vào dụng cụ luyện tập. Đi bộ với nhau thành 1 nhóm vừa giúp hạ hàm lượng đường trong máu, vừa trao đổi trò chuyện, giải toả stress …

2. Ngồi thiền 

   Ngồi thiền được xem là loại hình vận động " có lợi nhất " khi bổ sung vào chế độ luyện tập dành cho người bệnh tiểu đường. Ngồi thiền 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm đáng kể nguy cơ tử vong do đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Đồng thời, ngồi thiền còn có tác dụng hạ huyết áp và tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường  

3. Đạp xe

Thường xuyên đạp xe giúp bảo vệ tim mạch

   Đạp xe chính là là bài tập lí tưởng mà người bệnh cần phải bổ sung vào chế độ luyện tập dành cho người bệnh tiểu đường, việc đạp xe thường xuyên giúp tăng cường lưu lượng máu về chân, có tác dụng tốt đối với đôi chân trước những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. 

 Bên cạnh đó đạp xe còn giúp hạ đường huyết ở người có chỉ số đường huyết cao, cải thiện huyết áp, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol xấu (LDL), đồng thời làm tăng cholesterol tốt (HDL) bảo vệ tim mạch rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

4. Yoga

Tập luyện yoga giúp ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp

 Yoga là hình thức tập luyện vô cùng tốt cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính cũng như bệnh nhân đái tháo đường. Yoga có thể giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp, tim mạch, chống lại sự đề kháng insulin. Điều này rất quan trọng đối với việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.

Yoga sẽ giúp chúng ta giải toả căng thẳng mệt mỏi, cải thiện chức năng thần kinh, từ đó nâng cao sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý những điều sau :

1/  Căn cứ vào lứa tuổi, sức khỏe, tình trạng bệnh để có chế độ tập luyện hợp lý, sao cho sau mỗi lần tập luyện không cảm thấy mệt mỏi.

2/ Sau khi ăn khoảng 1 giờ, là lúc nồng độ đường huyết lên cao. Khi đó, vận động sẽ có tác dụng giảm đường huyết đáng kể.

3/  Chú trọng vận động an toàn và lành mạnh.

4/ Thường xuyên tập luyện để trở thành thói quen, theo kế hoạch, kết hợp giữa 3 liệu pháp : dinh dưỡng, thuốc và tập luyện.

 Trên đây là những bài tập thể dục, thể thao đơn giản mang lại hiệu quả mà người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng áp dụng để kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên cũng tuỳ theo đối tượng bệnh, thể trạng bệnh mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn cho mình bài tập tốt nhất. Kiên trì tập luyện như trên, hiệu quả sẽ rõ rệt. 


Tin tức liên quan

Bình luận