Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường và bệnh gout

27/02/2020 | 686 |
0 Đánh giá

   Gout và tiểu đường đều là 2 căn bệnh khó chữa, 2 bệnh này có quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy người bị tiểu đường có thể sẽ bị bệnh gút và ngược lại. Đồng thời, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đối với người bị bệnh Gout và tiểu đường. Vì vậy việc kiểm soát khẩu phần ăn, xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout và tiểu đường là điều vô cùng cần thiết.

1. Bệnh gout và bệnh tiểu đường

  1.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Axit uric bị dưa thừa có thể gây đau nhức dữ dội

  Gout là 1 loại bệnh viêm khớp do axit uric bị dư thừa tích tụ trong máu lắng đọng thành tinh thể muối urate. Quá trình chuyển hóa purine của cơ thể sẽ sản xuất axit uric. Purine là các hợp chất có thành phần nito được sản xuất bên trong cơ thể hay trong các đồ uống và thức ăn nhất định.
  Những tinh thể muối urate tích tụ bên trong các khớp, gây đau đớn dữ dội và bị viêm là lúc bạn đang bị bệnh gút. Các tinh thể urate có thể được hình thành khi nồng độ axit uric có trong máu tăng cao.

  •   Nguyên nhân khiến bệnh gout phát sinh có thể do :

        - Ăn nhiều thực phẩm chứa purin

        - Sử dụng rượu, bia, thuốc lá ( các chất kích thích )

        - Thừa cân, béo phì

   Bệnh gút xuất hiện khá đột ngột và sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy đau đớn dữ dội, bị sưng tấy và nóng đỏ ở vùng khớp bị tấn công. Gout sẽ tác động xấu lên phần ngón chân cái hoặc có thể là vùng mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay hay bàn tay.

  1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

  Tiểu đường lại là căn bệnh có liên quan tới việc dùng glucose – là 1 nguồn năng lượng của cơ thể. Để dùng glucose thì cơ thể chúng ta cần có insulin. Insulin là 1 loại hocmon hỗ trợ lượng đường có trong máu vận chuyển hoặc là insulin có trong các tế bào như 1 nguồn năng lượng.

  Nếu như không có đủ insulin, lượng đường trong máu có thể không được hấp thụ do các tế bào và vẫn còn đọng lại trong máu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể của họ sản xuất ít hay không đủ lượng insulin phù hợp để hấp thụ đường trong máu.

  • Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định bao gồm :

       - Hệ miễn dịch

       - Chế độ ăn uống

       - Môi trường sống

       - Các yêu tố di truyền

   1.3. Triệu chứng của bệnh gout 

  • Axit uric trong máu tăng cao :

   Khi mới khởi phát, các triệu chứng gout tiến triển một cách âm thầm. Nó có thể ủ bệnh trong vòng vài tháng với biểu hiện ban đầu là tăng axit uric trong máu. Khi axit uric trong máu bị tăng bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau cực dữ dội và đau đớn.

  •  Biến chứng bệnh về thận :

   Tăng axit uric có thể gây sỏi thận, dẫn tới các vấn đề khi đi tiểu.

2. Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh gout 

  Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh gout và bệnh tiểu đường, cụ thể là tiểu đường loại 2. Thống kê cho thấy 80% người bệnh gout có thể gặp phải vấn đề : mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu như không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.

  Trên thực tế, bệnh gút thường dễ gặp phải ở người thừa cân và béo phì, cao huyết áp. Tương tự, tiểu đường cũng là bệnh liên quan đến lượng đường trong máu cao, béo phì, tăng huyết áp.

  Nói cách khác, bệnh gout và tiểu đường đều xảy đến khi bệnh nhân có những rối loạn trong chuyển hóa chất. Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh gout hoặc tiểu đường khi có thói quen ăn uống xấu, sinh hoạt thiếu điều độ, lười vận động...

  Bên cạnh đó, gout và tiểu đường đều có liên quan đến việc lưu thông máu kém trong cơ thể. Nhất là những khu vực như tay, chân thường dễ bị tổn thương, xơ cứng, hoại tử. Nồng độ acid uric sẽ tăng cao và kháng insullin trong bệnh tiểu đường đều là hệ lụy của việc lưu thông máu kém.

3. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường và bệnh gout

  Chế độ ăn uống phù hợp có thể là trợ thủ đắc lực giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Theo đó, việc xây dựng thực đơn cho người bị gout và tiểu đường là điều bắt buộc.

 3.1. Cân nhắc các nhóm thực phẩm cần hạn chế, kiêng cữ

  Bệnh gout và tiểu đường thường sẽ khiến bệnh nhân gặp rắc rối trong việc hấp thụ và tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm có thể là tác nhân gây ra cơn đau nhức dữ dội hoặc khiến tình trạng bệnh xấu đi.

  • Kiêng thực phẩm giàu purin

Nội tạng động vật chứa nhiều purin, chúng ta nên kiêng những thực phẩm này

  Các thực phẩm chứa nhiều nhân purin sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Purin là một loại protein, xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu bia,… Vì vậy trong thực đơn cho người bị gout và tiểu đường, nhóm thực phẩm giàu purin cần phải cấm tuyệt đối.

  • Kiêng thực phẩm chứa nhiều fructose

  Fructose là tên gọi của loại đường tổng hợp. Chúng sẽ gây ra nguy cơ làm tăng acid uric và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân tiểu đường. Nhóm thực phẩm chứa nhiều fructose cũng nên loại bỏ trong khẩu phần ăn của người bị gout và tiểu đường để đảm bảo an toàn về súc khỏe.

  Những món ăn chứa nhiều fructose thường gặp là: bánh kẹo, socola, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, soda, trái cây sấy khô, mứt...

 3.2. Chú trọng bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe

  Trong quá trình lập thực đơn cho người bị gout và tiểu đường, bạn cần chú ý đến việc tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đem lại hiệu quả kiểm soát acid uric, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ cải thiện tiêu hóa, loại bỏ acid uric dưa thừa

  Chất xơ chưa bao giờ là chất không tốt cho cơ thể cả. Đặc biệt với những người mắc bệnh gout và tiểu đường, chất xơ sẽ mang lại cực nhiều lợi ích khi hỗ trợ điều trị bệnh. Chất xơ sẽ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ acid uric của cơ thể. Đồng thời chất xơ còn giúp duy trì cân nặng, loại bỏ thành công lượng đường trong máu, acid uric dư thừa để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng 

  Để có chế độ ăn kiêng tốt hơn cho người bị gout và tiểu đường, người bệnh nên bổ sung thêm vitamin và khoáng trong thực đơn của mình. Khi điều trị bệnh bằng thuốc, cơ thể bạn có thể sẽ bị xảy ra tình trạng suy kiệt nghiêm trọng. Vì vậy việc bổ sung vitamin và khoáng chất là việc hoàn toàn cần thiết.

  • Nên ăn nhiều thực phẩm giàu anthocyanin và omega 3

  Cả 2 chất này đều rất tốt cho người bệnh tiểu đường và gout chính vì vậy thực đơn cho người bị gout và tiểu đường cần có thực phẩm giàu anthocyanin và omega 3. Chất anthocyanin ngăn chặn sự kết tụ của các phân tử urat và giúp hoạt động giảm đường huyết tốt hơn còn omega – 3 có thể giúp giảm thiểu tình trạng kháng insulin của người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

  + Anthocyanin: có nhiều trong cà tím, quả việt quất, mận, nho, lựu, đào thịt đỏ…

  + Omega – 3: có nhiều trong cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, súp lơ…

4. Hình thành thói quen ăn uống khoa học 

Hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giúp kiểm soát tốt đường huyết

  Không chỉ quan tâm đến các nhóm thực phẩm gia giảm và sự phong phú của thực phẩm trong thực đơn hằng ngày, người bị gout và tiểu đường còn cần chú trọng đến các thói quen ăn uống khác như:

  Chia nhỏ bữa : 3 bữa ăn chính và 3 bữa phụ hoặc 6 bữa nhỏ là số lượng bữa ăn phù hợp. Điều này sẽ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và thời gian đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể thành công.

  Tính toán : việc tính xem lượng thức ăn của mỗi nhóm thực phẩm cần ăn một ngày với người bệnh là điều hết sức quan trọng. Đảm bảo rằng lượng calo nạp vào không quá 1500 – 1700/ngày

  Ăn đúng giờ : việc ăn đúng giờ đúng bữa sẽ giúp cơ thể hình thành thói quen tiêu thụ glucose và phân giải purin trong cơ thể. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng đường và nồng độ acid uric trong máu.


Tin tức liên quan

Bình luận