Người tiểu đường cần chú ý đến bệnh tê bì tay chân vào mùa đông

12/02/2020 | 513 |
0 Đánh giá

Tê bì tay chân là nỗi khổ đối với nhiều người đặc biệt là vào mùa đông. Trên thực tế, căn bệnh này liên quan đến việc lưu thông khí huyết ở bàn chân và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường. Cần kiểm soát đường huyết và điều trị dấu hiệu càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng hơn.

1. Tê bì tay chân ở người bệnh tiểu đường như thế nào ?

Myelin bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ sợi trục

  Chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.

  Theo Giám đốc Trung tâm tiểu đường - Trung tâm Y khoa Montefiore - Tiến sĩ Zonszein thì các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý đái tháo đường, các dây thần kinh này đi từ cột sống đến các ngón chân. Vì thế bàn chân thường bị tê bì trước, sau đó mới đến cánh tay và bàn tay.

  Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức.

  Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Có tới gần 70% người bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng này, nhất là những người tiểu đường lâu năm.

 2. Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?

Tê bì tay chân lâu ngày sẽ gây mất cảm giác 

  Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường không chỉ là biến chứng gây khó chịu mà nó còn có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như: Mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. Tiểu đường khiến cho dòng máu tới các chi giảm. Các vết thương trên tay, chân có thể nhiễm trùng, hoại tử. Nhiều người không được can thiệp kịp thời đã phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, thậm chí là bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối, nghiêm trọng hơn là tàn phế suốt đời.

  Trường hợp người bị tiểu đường phải cắt cụt chi thì vết thương rất khó lành, thậm chí là có thể bị hoại tử tiếp, phải cắt cụt sâu hơn, tháo khớp cao hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, khi thấy các dấu hiệu tê bì chân tay hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện kiểm tra để tiến hành điều trị ngay. Cần có các biện pháp dự phòng sớm các biến chứng về thần kinh và mạch máu ở người bệnh tiểu đường.

3. Làm gì để cải thiện tay chân tê bì ở bệnh nhân tiểu đường ?

  Vào mùa đông, đặc biệt là những ngày nhiệt độ xuống thấp, không ít người lo lắng về các bệnh lạnh chân tay hay bàn chân bị sưng và tê liệt do khí huyết lưu thông kém. 

Lưu thông khí huyết tốt sẽ cải thiện tình trạng tê bì tay chân

  3.1. Kiểm soát đường huyết 

  Tê bì chân tay là biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường, do đó để làm giảm tình trạng này cần phải kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Người bệnh phải uống thuốc tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, vận động thường xuyên để duy trì sức khỏe và cân nặng.

Nếu người bệnh đang bị thừa cân, béo phì cần phải giảm cân để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt là không uống rượu bia và hút thuốc lá.

  3.2. Massage

  Thường xuyên xoa bóp vùng tê bì sẽ kích thích giúp tăng lưu thông máu, đồng thời làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh, từ đó cải thiện cảm giác cho chân.

  3.3. Chườm ấm

  Nước ấm có tác dụng tăng lưu thông máu và giúp giảm đau tê do bệnh thần kinh ngoại vi gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đo nhiệt độ nước trước khi dùng. Bởi biến chứng thần kinh ngoài gây tê còn khiến bạn khó nhận biết nóng lạnh dẫn đến nguy cơ bị bỏng cao.

  3.4. Vận động

  Ít vận động làm giảm tuần hoàn máu tới các chi, giảm hiệu quả kiểm soát đường huyết, từ đó gián tiếp khiến tình trạng tê bì nặng hơn. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên duy trì tập luyện hàng ngày. Nếu có biến chứng bàn chân (vết thương, vết loét) hay biến chứng xương khớp, nên chọn đạp xe, yoga… thay đi bộ để giảm tác động đến vùng bị thương.

  3.5. Dùng thêm các loại thảo dược hỗ trợ

  Nguyên nhân gây tê bì là do mạch máu và hệ thần kinh bị tổn thương. Do đó, việc bổ sung các thảo dược có tác dụng bảo vệ mạch máu thần kinh cũng là một giải pháp hỗ trợ tốt giúp tăng hiệu quả giảm tê bì.

  3.6. Giữ cho mạch máu được lưu thông 

  Hãy đặt chân lên ghế khi ngồi xuống. Không bắt chéo chân trong thời gian dài. Không đi những đôi tất trật hoặc có đai cao su nút quanh cổ chân. Ngoài ra, hãy cử động ngón chân trong 5 phút từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng cường lưu thông mạch máu ở bàn chân như : đi bộ, đạp xe. . .

 


Tin tức liên quan

Bình luận