Cơ chế của bệnh tiểu đường

20/11/2019 | 491 |
0 Đánh giá

Hiểu rõ về cơ chế của bệnh tiểu đường giúp người bệnh có cái nhìn đúng đắn và có các phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả...

Với những diễn biến thầm lặng thì bệnh tiểu đường được coi là “kẻ giết người không dao” với sức khỏe con người. Vì vậy, căn bệnh này cần được ngăn ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và cơ chế bệnh tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

  1. Bệnh tiểu đường là gì? 

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, một căn bệnh thuộc dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính. Bệnh này rất phổ biến ở nước ta và cả trên toàn thế giới. Có 3 loại tiểu đường là: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Khi mắc bệnh thì cơ thể của bạn sẽ mất đi khả năng sử dụng insulin - yếu tố quyết định để chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể. Do đó, gây nên tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: mù lòa,tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thần kinh,… 

  1. Cơ chế bệnh tiểu đường.

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể, có nguồn gốc từ thức ăn hàng ngày và nó được dự trữ trong gan. Máu vận chuyển glucose khắp cơ thể và hormone insulin có vai trò vận chuyển glucose vào tế bào, giúp giảm nồng độ glucose trong máu. 

Cơ chế bệnh tiểu đường là gì

Cơ chế bệnh tiểu đường là gì

Quá trình trao đổi của insulin nếu bị gián đoạn thì glucose sẽ không thể đi vào tế bào, glucose sẽ bị đọng lại trong máu. Lượng glucose trong máu cao một mức nhất định thì nó chính là bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là kết quả quá trình rối loạn cacbohydrate khi hormone insulin bị thiếu hoặc giảm tác động trong cơ thể ở tuyến tụy. Làm cho lượng đường ứ đọng trong máu dẫn đến trình trạng hấp thu đường ở ruột, cơ thể vừa bị đào thải đường ra khỏi cơ thể lại vừa thiếu đường để sử dụng trong cơ thể.

Xác định nguyên nhân và cơ chế bệnh tiểu đường chính là một bước rất cần thiết để tìm ra bệnh và lựa chọn một cách chữa hiệu quả nhất. 

  1. Biểu hiện và cơ chế của các loại bệnh tiểu đường:

Tiểu đường tuýp 1: đây là những đối tượng đa số là do di truyền. Ngoài những triệu chứng giống nhau thì ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như cảm lạnh.

Tuyến tụy được cấu tạo bởi các tế bào beta, alpha, delta… Trong đó, các tế bào beta tiết ra insulin để điều chỉnh lượng đường mỗi ngày. Khi tụy bị yếu, không đủ tiết các chất nhất là insulin để điều chỉnh lượng đường huyết đưa vào cơ thể nên đường ứ đọng ở máu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

Tiểu đường tuýp 2: xảy ra ở những người có lối sống không lành mạnh, người mắc bệnh béo phì và người trung niên. Các triệu chứng rất khó thấy, đa số chỉ phát hiện khi nó đã chuyển sang giai đoạn biến chứng, tổn thương đến thận, mắt, gan,…

Tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất hiện nay

Tiểu đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất hiện nay

Cơ chế bệnh tiểu đường tuýp 2 là hiện tượng suy giảm insulin. Cơ thể gặp vấn đề ở hệ miễn dịch trở nên kháng lại với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ ra insulin để vận chuyển vào trong tế bào gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường thai kỳ: chỉ xảy ra trong khi đang mang thai và hết khi sinh em bé ra. Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose vào cơ thể. Ngoài ra, nó cũng ít biểu hiện và khó có thể phát hiện.

Trong khi mang thai, mẹ bầu cần năng lượng nhiều hơn bình thường nên lượng glucose cũng cần chuyển hóa nhiều hơn. Ngoài ra, trong thời gian này nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố để phát triển nhưng nó lại gây ảnh hưởng xấu tới insulin, làm rối loạn lượng đường huyết. Gây ra tiểu đường thai kỳ.

  1. Những thói quen xấu gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Thói quen ăn uống không khoa học, bỏ bữa sáng thường xuyên vì bỏ bữa sáng sẽ làm giảm lượng đường huyết, khiến chúng ta cảm thấy thèm đồ ngọt hơn sau đó. Dung nạp quá nhiều đường vào trong cơ thể khiến lượng đường huyết tăng một cách đột ngột, làm cho tuyến tụy sản xuất insulin quá mức gây ra bệnh tiểu đường.

Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học và gây ra stress. Khi đó cơ thể sẽ tự tiết ra cortisol để chống stress nhưng hormone này gây tăng đường huyết, huyết áp.

Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2

Không luyện tập, vận động thường xuyên gây ra tình trạng mắc bệnh béo phì, thừa cân làm cho lượng cholesterol cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

Trên đây là bài viết giúp các bạn giải đáp được thắc mắc cơ chế bệnh tiểu đường diễn ra thế nào. Hy vọng các bạn sẽ giữ cho mình một lối sống lành mạnh để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và đẩy lùi nhiều bệnh tật nhé!


Tin tức liên quan

Bình luận