Yếu tố ảnh hưởng tới xương khớp .
Trước nay mọi người thường mặc định xương khớp là bệnh của người già nhưng hiện nay tình trạng đó đang có xu hướng trẻ hóa . Để mọi người cùng có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn cần quan tâm tới các yêu tố ảnh hưởng như: Loãng xương,lupus.....
1. Loãng xương
Loãng xương là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới xương khớp . xương dễ bị gãy , vị trí thường là cổ tay, hông...có ảnh hưởng tới tủy xương .hệ miễn dịch bị cản trở trong việc chống lại nhiễm trùng , hay việc kiểm soát chảy máu.
2. Bệnh tiểu đường loại 1
Tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở độ tuổi rất nhỏ, xương vẫn đang phát triển . lúc này tuyến tụy không cung cấp đủ insulin làm giảm lượng đương trong máu nên xương sẽ bị suy yếu khiến xương không phát triển
3. Hoại tử vô mạch
Hoại tử vô mạch thường xảy ra khi xương cánh tay, đầu gối, vai không nhận đủ máu khiến mô xương bị chết , xương mỏng manh đễ gãy khiến cơ thể di chuyển khó khăn đau đớn
4. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là một trong những dạng phổ biến nhất của viêm khớp. Tình trạng này có thể làm hỏng các mô trơn bao phủ quanh các đầu xương, khiến hai đầu xương chà xát với nhau. Xương và sụn có thể bị vỡ ra, gây đau và sưng. Theo thời gian, nó thậm chí có thể làm thay đổi hình dạng của khớp.những biến chứng từ viêm khớp dạng thấp rất khó để phục hồi
5. Bệnh Lupus
Khi bị Lupus, hệ thống phòng thủ sẽ tấn công vào chính cơ thể người bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của Lupus, bao gồm đau cơ, sốt, phát ban, mệt mỏi, rụng tóc, sưng và đau khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về xương khớp như gãy xương hoặc loãng xương
6. Viêm khớp dạng thấp
Giống với Lupus, viêm khớp dạng thấp cũng là một loại bệnh tự miễn. Trong đó, hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tấn công các khớp và xương, chủ yếu là ở tay và chân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng khớp, hoặc mệt mỏi và sốt.khi thay đổi thời tiết bệnh nhân thường sẽ bị ảnh hưởng .
7. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac xảy ra khi cơ thể không xử lý được gluten - một loại protein thường được tìm thấy trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Khi bạn ăn chúng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và làm hỏng ruột non. Từ đó dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa như khó khăn khi hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có canxi, một loại khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe xương.
8. Bệnh xương thủy tinh
Bệnh xương thủy tinh hay còn được gọi là bệnh giòn xương, đây là một tình trạng có xu hướng di truyền, tức là bạn có thể thừa hưởng gen từ cha/mẹ có tiền sử mắc phải căn bệnh này. Bệnh có thể khiến cho xương bị yếu đi và dễ biến dạng. Hơn nữa, các khớp xương có nguy cơ cao bị tách ra dễ dàng, và làm cong cột sống. Một số triệu chứng khác của bệnh xương thủy tinh, gồm mất thính lực, xuất hiện màu sẫm ở lòng trắng mắt hoặc cảm thấy khó thở.
9. Bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone, dẫn đến các triệu chứng như run rẩy, mất ngủ và mệt mỏi. Nó cũng góp phần làm tăng tốc độ mất xương và khiến cơ thể không kịp sản xuất để thay thế chúng. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời, lâu dần, nó có thể dẫn đến loãng xương.
10. Hút thuốc
Thuốc lá có thể làm rối loạn quá trình lưu thông máu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp. Thói quen hút thuốc lá có thể khiến xương trở nên yếu hơn, hoặc gây ra một số vấn đề ở cột sống- nơi có lượng máu kém. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng như đau khớp, đau lưng, thậm chí là một số tình trạng y tế khác nghiêm trọng hơn.
11. Phẫu thuật giảm cân
Những người đã từng trải qua phẫu thuật để giảm cân sẽ có nhiều khả năng bị gãy xương gấp đôi sau phẫu thuật. Mặt khác, nguyên nhân chính xác dẫn đến vấn đề này vẫn chưa được làm sáng tỏ, một số lý do có thể bắt nguồn từ việc không nạp đủ lượng canxi và vitamin D, đây là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp trong cơ thể.
12. Chứng loạn sản sợi
Chứng loạn sản sợi là tình trạng gen thông báo cho cơ thể để thay thế xương khỏe mạnh bằng các loại mô khác. Điều này có thể khiến xương trở nên yếu đi, hình dạng kỳ lạ và dễ gãy hơn. Có rất nhiều trẻ em từ 6-10 tuổi gặp phải tình trạng gãy xương. Nó thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, mặt, xương chậu, chân hoặc xương sườn.
GỌI NGAY 088 951 3333-ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN XƯƠNG KHỚP
Xem thêm