Mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì ở người bệnh tiểu đường
Trong cuộc sống hiện nay, chế độ sinh hoạt của chúng ta thường không điều độ và kém khoa học. Điển hình như triệu chứng thiếu ngủ. Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ béo phì và mắc các bệnh như vận động chuyển hóa, tiểu đường type 2 và cholesterol tăng cao. Chính vì vậy, hãy luôn có một biện pháp và kế hoạch cân bằng đồng hồ sinh học, đảm bảo một giấc ngủ đủ, nâng cao đời sống sức khỏe.
1. Mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì ở người bệnh tiểu đường
Mất ngủ tăng nguy cơ béo phì và suy giảm hệ miễn dịch
Nghiên cứu tại Đại học California Berkeley đã cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của việc mất ngủ chính là tình trạng béo phì. Cùng với đó, Bệnh viện Brigham của Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 2003 người trong độ tuổi từ 45 – 85 với thời gian theo dõi trung bình là 6,5 năm. Kết quả là, việc mất ngủ (thiếu ngủ) thường xuyên sẽ gây ra những bất thường chuyển hóa khác nhau như tăng huyết áp, suy giảm hệ miễn dịch và cholesterol HDL tốt, làm gia tăng kích cỡ vòng bụng, tăng mức đường huyết lúc đói.
2. Mất ngủ làm rối loạn chuyển hóa Lipid máu
Khi việc mất ngủ thường xuyên trở thành bệnh mãn tính sẽ gây ra những bất thường trong chuyển hóa glucose bên trong cơ thể, làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2.
Trong công trình nghiên cứu và phát triển hiện nay, giáo sư Orphee Boxton và các cộng sự tại " Khoa vận động sinh học " tại đại học bang Pennsylvania đã cho thấy rằng việc mất ngủ (hay thiếu ngủ) sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể tăng đường huyết, điều này gây nên những nguy hiểm cũng như biến chứng đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 là rất cao. Giáo sư còn chứng minh được qua việc kiểm tra vùng não kiểm soát thức ăn, đã phát hiện ra mối liên hệ giữa giấc ngủ kém còn dẫn theo những bất thường trong quá trình chuyển hóa chất béo được hấp thụ vào cơ thể qua ăn uống.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiếu ngủ làm gia tăng thèm đồ ăn vặt. Trong một đêm mất ngủ, cơ thể chúng ta thường thèm các loại đồ ( như : bánh rán, bánh pizza, gà chiên. . .) thay vì thèm các loại thức ăn (như : ngũ cốc nguyên hạt, hạt chia, hoa quả, rau xanh. . .)
Sau khi thu thập và phân tích các mẫu máu, các nhà nghiên cứu thấy rằng việc thiếu ngủ không chỉ gây ra sự bất thường trong chuyển hóa glucose, mà còn làm giảm quá trình đào thải lipid, khiến cơ thể dễ bị tích tụ chất béo và trở nên béo phì.
3. Những phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ
Cần áp dụng nghiêm túc các biện pháp để tăng cường ngủ đủ giấc nâng cao sức khoẻ
3.1 Vận động cơ thể
Trong thời tiết lạnh giá, bạn có thể ngại vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên nếu tạo được thói quen tập thể dục, bạn có thể đạt được nhiều lợi ích to lớn về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Đã có nhiều báo cáo và nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục vào ban ngày sẽ giúp buổi tối ngủ ngon hơn. Thông qua vận động, cơ thể sẽ tiết ra các dopamine – 1 chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát cảm xúc, từ đó sẽ giúp cải thiện giấc ngủ. Thông qua vận động, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng khoan khoái và tích cực hơn. Vì vậy, tập thể dục là điều tiên quyết để cải thiện lối sống của bạn.
3.2 Tuyệt đối không ăn vặt vào ban đêm
Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến mất ngủ, nhưng nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, bạn sẽ dễ bị thèm ăn các đồ ăn vặt vào ban đêm. Điều này sẽ tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh và khiến bạn tăng cân. Mất ngủ và sự thèm ăn các đồ ăn vặt làm tăng nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa như béo phì và tiểu đường tuýp 2
3.3 Tạo khoảng thời gian thư giãn cơ thể vào cuối ngày
Những gì bạn làm trước giờ đi ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Dưới đây là một số gợi ý giúp cải thiện giấc ngủ:
- Không mang các thiết bị điện tử như điện thoại di động và máy tính vào phòng ngủ. Ánh sáng của các thiết bị này sẽ kích thích não, gây ức chế sự tiết ra các melatonin và làm rối loạn giấc ngủ như ngủ không sâu giấc. Vì vậy, nên tắt các thiết bị điện tử khi ngủ.
- Bóng tối kích thích sản sinh ra hormone ngủ melatonin. Hãy tắt đèn không sử dụng xung quanh và chỉ nên sử dụng ánh sáng nhẹ của đèn ngủ.
4. Nguyên nhân xáo trộn của đồng hồ sinh học
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ mỗi khi giao mùa là do sự xáo trộn của đồng hồ sinh học cơ thể. Trong cơ thể con người có trang bị một chức năng để điều chỉnh sự tiết hormone, giấc ngủ được gọi là “Đồng hồ sinh học” đóng vai trò chỉ đạo và kiểm soát đồng hồ sinh học trong cơ thể.
Ví dụ, nếu bị lệch múi giờ hay phải làm ca đêm, hay cuộc sống bị rối loạn, nhân trên chéo sẽ không thể hoạt động hiệu quả, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc stress. Các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu đồng hồ sinh học không thể điều chỉnh giữa ánh sáng và bóng tối khi vào mùa thu hoặc mùa đông thời gian trời tối kéo dài hơn.
5. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng hàng ngày giúp cải thiện mất ngủ
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cơ thể có đồng hồ sinh học đều đặn
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng cho phép bạn tuân theo vệ sinh giấc ngủ cơ bản, tiến sĩ Masterjohn nói với Mind Body Green. Điều này mang lại cho cơ thể một nhịp điệu đều đặn. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời phải được thực hiện ngay khi bạn thức dậy, theo Medical Daily. Ở ngoài trời trong nửa giờ cho phép bạn hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời tự nhiên
Xem thêm