Những lưu ý phòng tránh virus Corona cho người tiểu đường
Covid-19 do virus corona gây ra đang là nỗi ám ảnh của nhân loại, trong đó, những người có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường là những đối tượng có nguy cơ tử vong cao nếu nhiễm virus. Do đó, người tiểu đường cần thận trọng hơn trong đại dịch. Dưới đây là những điều cần thiết để đối phó với Covid-19 dành cho người tiểu đường.
Những lưu ý phòng tránh virus Corona cho người tiểu đường
1. Bệnh tiểu đường và virus corona
Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng khoảng 25% những người đến bệnh viện mắc COVID-19 nặng kèm theo tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng và tử vong do virus. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cho người bệnh ít có khả năng chống đỡ lại nhiễm trùng.
Nguy cơ nhiễm corona virus nghiêm trọng thậm chí còn cao hơn nếu người bệnh tiểu đường có thêm vấn đề sức khỏe khác khác, như bệnh tim hoặc bệnh phổi.
Nếu người bệnh tiểu đường mắc COVID-19, nhiễm trùng có thể khiến người này có nguy cơ cao bị biến chứng tiểu đường như nhiễm ceton do đái tháo đường (diabetic ketoacidosis). Nhiễm ceton do đái tháo đường xảy ra khi nồng độ axit ketone tích tụ nhiều trong máu.
Một số người mới nhiễm coronavirus có phản ứng nguy hiểm trên toàn cơ thể, được gọi là nhiễm trùng huyết. Để điều trị nhiễm trùng huyết, các bác sĩ cần quản lý chặt chẽ mức chất lỏng và chất điện giải của cơ thể người bệnh. Do nhiễm ceton do đái tháo đường khiến người bệnh mất chất điện giải, dẫn đến bệnh nhiễm trùng huyết khó kiểm soát hơn.
2. Lưu ý để tránh nhiễm trùng
- Cách tốt nhất để tránh bị bệnh là ở nhà càng nhiều càng tốt. Tại Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường có quyền "bố trí nơi làm việc hợp lý". Điều đó bao gồm quyền làm việc tại nhà hoặc nghỉ ốm khi người bệnh tiểu đường cần.
- Nếu phải ra ngoài, người bệnh tiểu đường hãy tránh xa người khác ít nhất 6 feet và rửa tay thường xuyên.
- Mỗi khi người bệnh tiểu đường trở về từ siêu thị hoặc một nơi công cộng khác, hãy rửa tay bằng nước ấm và xà phòng trong ít nhất 20 giây.
- Rửa tay trước khi người bệnh tiểu đường tự tiêm ngón tay để kiểm tra đường huyết hoặc tiêm insulin.
- Để bảo vệ người bệnh tiểu đường, mọi người trong nhà cũng nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi nấu ăn cho gia đình. Không dùng chung bất kỳ đồ dùng hoặc vật dụng cá nhân nào khác. Và nếu bất cứ ai trong nhà bị ốm, họ nên ở trong phòng riêng của họ, tránh xa người bệnh tiểu đường càng tốt.
Trong đại dịch Covid-19 hiện nay, các biện pháp như cách ly xã hội và đứng yên tại chỗ có thể làm cho người bệnh tiểu đường gặp khó khăn để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Do đó, người bệnh cần dự trữ đủ nhu yếu phẩm trong một vài tuần, phòng trong trường hợp người bệnh được cách ly.
Hãy chắc chắn rằng người bệnh tiểu đường có:
- Đủ thực phẩm, đặc biệt là các loại carbs tốt cho sức khỏe như bánh quy giòn làm từ lúa mì, súp rau hoặc phở và sốt táo với vị ngọt tự nhiên.
- Các loại carbs đơn như mật ong, soda có đường, nước ép trái cây hoặc kẹo cứng phòng trong trường hợp lượng đường trong máu của người bệnh giảm xuống.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc insulin và các loại thuốc khác
- Số điện thoại cho bác sĩ mà người bệnh thường xuyên khám bệnh tiểu đường hoặc số điện thoại của cơ sở Y tế gần nhất
Khi bạn nói chuyện với bác sĩ, hãy hỏi:
- Tần suất kiểm tra lượng đường huyết và lượng cetone
- Cách điều chỉnh thuốc trị tiểu đường trong trường hợp mắc bệnh
- Những phương thuốc trị cảm lạnh và cúm nào an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường
3. Xử lý thế nào nếu người tiểu đường bị ốm?
Nếu người bệnh tiểu đường bắt đầu cảm thấy ốm thì hãy ở nhà và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bình thường. COVID-19 có thể làm giảm sự thèm ăn và khiến người bệnh ăn ít hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nhiều chất lỏng hơn bình thường, do đó cần giữ bình nước gần người và uống thường xuyên.
Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của vi rút như sốt hoặc ho có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Aspirin hoặc ibuprofen liều cao có thể làm giảm lượng đường trong máu. Acetaminophen có thể làm sai lệch kết quả trên máy theo dõi glucose liên tục. Nhiều loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh có nhiều đường, có thể làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh. Trước khi dùng các loại thuốc này, người bệnh hãy xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Gọi cho bác sĩ nếu người bệnh tiểu đường có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm coronavirus như ho khan, sốt hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở Y tế nếu người bệnh có: Lượng cetone ở mức độ vừa hoặc nặng; Có các triệu chứng nhiễm ceton do đái tháo đường như mệt mỏi, yếu cơ, đau nhức cơ thể, nôn ói hoặc đau bụng; Khó thở nặng....
Cập nhật thêm các thông tin về Covid-19 và những biện pháp phòng ngừa cần thiết tại fanpage chính thức của Vinacao tại: https://www.facebook.com/thaoduocvinacao
Xem thêm