Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Hiện nay,bệnh tiểu đường (đái tháo đường )Không còn giới hạn ở các nước phát triển nữa, đái tháo đường (tiểu đường) đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới.Đặc biệt vài năm trở lại đây, số người mắc bệnh đái tháo đường ở các quốc gia có thu nhập trung bình tăng lên rõ rệt, trong đó Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ tăng nhanh nhất.Và bây giờ là lúc bạn và người thân cần cảnh giác với căn bệnh mãn tính này.
Thế giới dự tính đến năm 2035, cả thế giới sẽ có hơn 700 triệu người mắc đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
1.Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường,còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp, đồng nghĩa với việc bạn có lượng đường trong máu hay vượt mức bình thường và cơ thể không có khả năng tự điều chỉnh lượng đường trở lại mức bình thường.
2.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
Có thể bạn chưa biết nhưng khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây tác động đến thận. Chúng khiến thận không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa và dẫn đến tình trạng tích tụ trong nước tiểu. Điều này làm cho các mô bị mất nước. Đây là lý do khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm giác khát nước
Gặp các vấn đề về da:
Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn có thể bị khô da, ngứa hoặc sạm da do nồng độ insulin trong máu tăng lên.
Đói quá mức
Bất cứ lúc nào cũng cảm thấy đói và đói quá mức cũng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ chế tiết nhiều insulin của cơ thể để điều chỉnh lượng đường trong máu. Việc cơ thể tiết nhiều insulin thông thường kèm theo kích thích cảm giác đói bụng
.
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân
Có thể bạn chưa biết nhưng tay, chân là những bộ phận cơ thể xa tim nhất. Khi lượng đường trong máu quá cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Với những bộ phận ở xa tim có thể cảm nhận đầu tiên thể hiện ở những dấu hiệu rõ rệt như tê tay hoặc đau nhói ở đầu ngón tay, chân.
Huyết áp tăng cao:
Nếu bạn có một số triệu chứng ở trên, có thể nhờ bác sĩ kiểm tra huyết áp, bình thường là 140/90, nếu bị tiểu đường tuýp 2 chỉ số sẽ không cao hơn 135/80.
3.Những biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng mắt:đục thủy tinh thể do đái tháo đường
Bệnh võng mặc do đái tháo đường
Tăng nhãn áp
4.Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thận đái tháo đường thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ, tổn thương chính nằm ở cầu thận
(Cầu thận là nơi mà máu được lọc qua để tạo thành nước tiểu; các chất được lọc qua cầu thận
gồm nước, các chất thải trong quá trình chuyển hóa như urê, Chất đạm hoặc các chất có trọng khối phân tử lớn sẽ được giữ lại
trong máu, bình thường không có đạm trong nước tiểu).
Bệnh thận đái tháo đường có các đặc điểm:
– Tiểu albumin liên tục, xác định ít nhất 2 lần trong vòng 3-6 tháng
– Chức năng lọc của thận giảm dần
– Tăng huyết áp, có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu hoặc trễ
Cách phòng tránh và đẩy lùi tiểu đường
Bước 1: Loại bỏ thực phẩm kém để đẩy lùi bệnh tiểu đường
Một số thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu của bạn, gây viêm và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Để đẩy lùi bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, bước đầu tiên là loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của bạn:
Sữa bò thông thường: Nên loại bỏ sữa bò thông thường và các sản phẩm từ sữa.
• Rượu: Rượu có thể làm tăng nguy hiểm lượng đường trong máu.Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng 51% liên quan đến việc tiêu thụ nhiều rượu
• Chất béo: Chất béo cũng được xem là đối thủ nặng ký cho việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Hãy sử dụng các loại chất béo từ thực vật để giảm những ảnh hưởng tới bệnh tình của mình.
Bước 2: Kết hợp những thực phẩm an toàn để điều trị bệnh tiểu đường
• Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Chỉ số đường huyết của thực phẩm cho bạn biết về khả năng tăng đường huyết của thực phẩm.Nếu bạn đang chiến đấu với bệnh tiểu đường, hãy dùng các loại thực phẩm có hàm lượng đường huyết thấp như rau không có tinh bột, trái cây và quả mọng,và sữa tươi.
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose, điều chỉnh lượng đường trong máu và hạ đường huyết . Cố gắng ăn ít nhất 35gr chất xơ mỗi ngày, có thể đến từ các loại rau, bơ, đặc biệt là hạt chia và hạt lanh
Dầu cá
Uống bổ sung dầu cá có thể giúp cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bằng cách giảm mức chất béo trung tính . Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 có trong dầu cá là cần thiết cho chức năng insulin thích hợp, ngăn ngừa không dung nạp insulin.
Bước 3 .Luyện tập thê dục thể thao thường xuyên
Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập thể dục thể thao để đẩy lùi bệnh tiểu đường
Bước 4 Khám chữa bệnh theo đúng yêu cầu của bác sĩ
Xem thêm