Lựa chọn chế độ ăn phù hợp kiểm soát đường huyết
Chọn lọc chế độ ăn của người bị tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát được lượng đường huyết của người bệnh. Chế độ ăn uống hợp lí và khoa học sẽ vừa đảm bảo cơ thể hấp thụ vừa đủ các chất dinh dưỡng vừa giúp cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Chọn lọc chế độ ăn của người bị tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát được lượng đường huyết của người bệnh. Chế độ ăn uống hợp lí và khoa học sẽ vừa đảm bảo cơ thể hấp thụ vừa đủ các chất dinh dưỡng vừa giúp cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của người bệnh.
Chọn lựa chế độ ăn dựa trên các nhóm thực phẩm
Việc bổ sung và nạp năng lượng từ đúng các loại thực phẩm tốt, hữu ích chính là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp điều chỉnh và kiểm soát lượng đường huyết của người bệnh. Dưới đây là một vài gợi ý để tạo nên chọn lựa tốt nhất trong chế độ ăn của người bị tiểu đường.
Nhóm tinh bột:
Tinh bột được xem là nhóm thực phẩm cung cấp lượng đường dồi dào nhất đối với người châu Á nói chung. Vì vậy, hầu hết những bệnh nhân tiểu đường type 1 hoặc đã bị tiểu đường lâu năm đều được các bác sĩ khuyên nên giảm thiểu tối đa lượng tinh bột trong các bữa ăn hằng ngày như cơm, bún, hủ tiếu, bánh mì...
Thay vào đó, người bệnh hãy sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như đậu xanh, đậu đen, yến mạch, gạo lứt, rau lá xanh,… và các loại củ như khoai lang, khoai mì, sắn,…để thay thế. Tuy nhiên, không vì thế mà ăn quá nhiều, người bệnh cũng nên cắt giảm lượng tinh bột giảm bớt để cơ thể không bị thừa đường và làm tăng đường huyết.
Người tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cơm gạo trắng
Nhóm thịt cá:
Chế độ ăn của người bị tiểu đường chính là nên ăn các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…các loại thịt thịt nạc (không ăn da, ăn mỡ),… để không làm gia tăng đường huyết, đồng thời để phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Khi chế biến món ăn, hãy chú trọng vào các phương pháp như luộc, hấp, áp chảo nhằm loại bỏ và hạn chế việc sử dụng dầu, mỡ tối đa nhất.
Nhóm đường - béo:
Các loại chất béo không bão hòa sẽ khiến cơ thể giảm thiểu việc hấp thụ cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường. Chính vì thế, người bệnh cần ưu tiên sử dụng chúng trong các bữa ăn hằng ngày như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá và dầu olive,…
Nhóm rau quả:
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau mà nhất là các loại rau lá xanh trong các bữa ăn của mình. Các loại rau này khi sử dụng, chỉ nên được chế biến bằng các phương pháp luộc, hấp, ăn sống hoặc làm salat để tránh dầu mỡ.
Các loại hoa quả cũng cần được bổ sung để hấp thụ các dưỡng chất nhưng chỉ nên ăn các loại hoa quả có lượng đường thấp và không nên ngay sau bữa ăn. Người bệnh có thể ăn hoa quả trong các bữa phụ hoặc ép thành nước để uống.
Người tiểu đường nên ăn nhiều rau củ
Chế độ ăn của người bị tiểu đường nên cần tránh những loại thực phẩm nào?
Để giúp cho quá trình chữa bệnh có thể đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất đường bột như gạo, bánh mì, bún, phở, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng như khoai lang, khoai tây...
- Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol như mỡ động vật, nội tạng động vật, các lọai thịt chứa nhiều đạm, các loại đường, sữa công nghiệp,…
- Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, sirup, các loại nước ngọt, nước có ga...
- Bên cạnh đó, các loại mứt hoa quả sấy khô cũng được xếp vào danh sách hạn chế tối đa bởi chúng chứa nhiều năng lượng và lượng đường cũng rất lớn, rất dễ làm tăng đường huyết.
Một số nguyên tắc người bệnh tiểu đường cần lưu ý
Ngoài việc lên một thời khoá biểu ăn uống khoa học, người bệnh tiểu đường cần lưu ý thêm một số nguyên tắc sau đây để làm ổn định lượng đường huyết đồng thời giúp cơ thể giảm thiểu tối đa những biến chứng không mong muốn của bệnh:
- Thay vì ăn theo 3 cử lớn, hãy chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để tránh lượng đường huyết gia tăng đột ngột.
- Ăn uống điều độ, khoa học và đúng giờ - Không nên ăn quá no trong 1 lần hoặc để cơ thể quá đói khiến cho lượng đường huyết bị mất cân bằng.
- Cân bằng số lượng món ăn trong 1 bữa, không nên thay đổi quá nhiều cơ cấu món ăn và khối lượng bữa ăn trong ngày.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. Hạn chế việc nằm một chỗ, nhất là sau khi ăn để tránh tích tụ lượng chất béo dư thừa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình trị bệnh.
Tập luyện thể thao thường xuyên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Xem thêm