Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Gần đây, UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã đưa ra “Báo cáo về Trẻ em thế giới 2019” công bố chế độ ăn ít chất dinh dưỡng đang đe dọa sức khỏe của đối tượng là trẻ em và 1/5 trẻ em ở những nước phát triển bị thừa cân béo phì. Đây là một hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết của việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn chặn thừa cân béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo thống kê từ UNICEF, hiện nay trên thế giới có hơn 40 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì. Ngày nay, việc kinh doanh và quảng cáo cho các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm siêu chế biến có ít chất dinh dưỡng không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Trong khi trẻ em dễ dàng mua các thực phẩm không lành mạnh chứa nhiều calo, đường và chất béo thì những thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây và ngũ cốc,… lại ngày càng khó tiếp cận.
Từ năm 2000 – 2019, tỷ lệ trẻ thừa cân ở độ tuổi từ 5 – 19 tuổi tăng gấp đôi từ 10,3% lên 18,4%. Nếu các quốc gia vẫn không thực hiện các chính sách để cải thiện tình trạng này, số trẻ em béo phì dưới 5 tuổi dự kiến sẽ tăng lên khoảng 40 – 43 triệu người vào năm 2025.
1. Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là gì ?
Phần lớn tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là béo phì
Ước tính có khoảng 70-80% bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đang bị béo phì. Mặt khác, người lớn mắc tiểu đường lại không mấy liên quan tới béo phì. Tóm lại, trong những năm gần đây, bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn đang có những biến đổi về nguyên nhân và tình trạng bệnh. Ở những bệnh nhi tiểu đường tuýp 2 mắc béo phì, có sự tích lũy chất béo nội tạng, kèm theo là xảy ra sự bất thường trong việc tiết adipocytokin, từ đó các chất kháng insulin sẽ được gia tăng, và đây cũng được coi là nguyên nhân chính. Sự gia tăng của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em những năm gần đây có thể gọi là tiểu đường rối loạn chuyển hóa do béo phì.
2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Thói quen ăn uống, vận động không khoa học dẫn tới tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Ở tiểu đường tuýp 2, nếu nguyên nhân chính do kháng insulin thì sẽ thiếu insulin cần dùng, nếu nguyên nhân chính do insulin phân giải không đủ thì có thể do kháng insulin được phân bố hoặc không được phân bố đầy đủ.
Như đã nêu ở trên, có khoảng 70-80% bệnh nhi mắc tiểu đường tuýp 2 đi kèm tình trạng béo phì khi chẩn đoán. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 (6-17 tuổi), có tới 70.2% người có độ béo phì lớn hơn 20%, và đặc biệt là có tới 30.9% người mắc béo phì cao độ (độ béo phì lớn hơn 50%).
Trong nhiều ca tiểu đường, thường thì trẻ em sẽ có sự ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (thói quen ăn uống, vận động) sẽ dẫn tới mắc béo phì, sau đó khi tích mỡ nội tạng sẽ kèm theo tính kháng insulin cũng tăng lên theo, từ đó sẽ làm giảm khả năng tiết insulin, và đó cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2 hiện nay
3. Triệu chứng dẫn đến tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và người trẻ tuổi sẽ không có triệu chứng nào hoặc thậm chí các triệu chứng nhỏ có thể bị bỏ qua trừ khi bệnh nhân hoặc gia đình quan tâm, chú ý chặt chẽ đến bệnh tiểu đường.
Hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em được tìm thấy thông qua xét nghiệm nước tiểu ở trường học, thế nhưng hầu như không xuất hiện triệu chứng nào vào lúc chẩn đoán. Cũng có thể có một vài triệu chứng của tiểu đường nhẹ. Đối với những người mắc tiểu đường tuýp 2 cùng béo phì, khả năng cao sẽ phát triển thành nhiễm toan ceton – axit tiểu đường (diabetic Ketoacidosis).
4. Phương pháp điều trị và phòng chống tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Thường xuyên cho trẻ tập thể dục thể thao để cân bằng đường huyết
Căn bản của điều trị tiểu đường là ăn uống và vận động. Khi tiểu đường kèm béo phì thì có thể kết hợp áp dụng các phương pháp điều trị bệnh và béo phì cùng một lúc :
- Cách hạn chế tốt nhất căn bệnh này là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và thay mỡ động vật thành mỡ thực vật. Bố mẹ nên cho trẻ bị đái tháo đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.
- Đối với trẻ em, ngoài các bài tập thể dục ở trường, cần khuyến khích các bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoặc có thể tự đi bộ nhanh về nhà chẳng hạn, tóm lại làm sao để có thể nâng khối lượng vận động cho các bé lên càng tốt.
- Sử dụng thuốc khi không thể giữ đường huyết ở mức bình thường, hoặc đi kèm theo tiểu đường có những triệu chứng chuyển hóa khác kèm theo.
5. Các thực phẩm cân bằng đường huyết trong máu
- Các thực phẩm nên ăn
- Các loại rau xanh : bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống…
- Quả chín ít ngọt : dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận, hoặc có thể chế biến thêm các loại sinh tố…
- Ngũ cốc nguyên hạt : ngô, khoai, sắn...
- Các thực phẩm không nên ăn
- Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, đồ có ga...
- Các loại quả khô ướp đường : mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít…
- Các thực phẩm nên hạn chế
- Các quả chín quá ngọt : mít, na, chuối, nhãn, vải…
- Đồ ăn chế biến sẵn : patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói…
- Món ăn xào rán nhiều mỡ : bánh mỳ, mỳ tôm, cơm,
- Các loại thịt nhiều mỡ : bơ, pho mai, kem cheese…
Xem thêm